Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 6 - Lê Thị Hương
Giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp THCS có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp cao hơn ở bậc Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh trong các tiết học mà giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp 6 là rất nặng nề, vất vả và vô cùng phức tạp.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Giáo viên chủ nhiệm lớp 6 không giống như giáo viên CN của các em ở TH vì ngoài những giờ hoạt động tập thể, các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và buổi sinh hoạt cuối tuần thì GVCN lớp 6 chỉ được gặp và tiếp xúc với các em qua các tiết học mà GVCN phụ trách, mà các em thì lại vừa mới chuyển từ TH lên còn rất bỡ ngỡ với thầy mới, cô mới, bạn mới, trường mới, và còn có rất nhiều môn học mới, thời gian học mỗi tiết, và thời gian ra chơi cũng khác .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 6 - Lê Thị Hương
ầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp cao hơn ở bậc Trung học cơ sở. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh trong các tiết học mà giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp 6 là rất nặng nề, vất vả và vô cùng phức tạp. Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 6 không giống như giáo viên CN của các em ở TH vì ngoài những giờ hoạt động tập thể, các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và buổi sinh hoạt cuối tuần thì GVCN lớp 6 chỉ được gặp và tiếp xúc với các em qua các tiết học mà GVCN phụ trách, mà các em thì lại vừa mới chuyển từ TH lên còn rất bỡ ngỡ với thầy mới, cô mới, bạn mới, trường mới, và còn có rất nhiều môn học mới, thời gian học mỗi tiết, và thời gian ra chơi cũng khác . Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Với công tác chủ nhiệm ở lớp 7,8, 9 và công tác chủ nhiệm lớp 6 lại hoàn toàn khác nhau, vì ở lớp 7,8,9 các em đã lớn hơn, đã quen với nề nếp và nội quy của trường THCS. Còn công tác chủ nhiệm ở lớ... học sinh luôn dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này : “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 6 ”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo. 2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn : Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. 3. Giới hạn của đề tài Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp với 3 nội dung cơ bản sau đây: Xây dựng nề nếp lớp học. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Đây là 3 công việc quan trọng mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải làm. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ năm học 2013 – 2014 Sau đó được chỉnh sửa, bổ sung và được hoàn thiện vào cuối năm học 2014 -2015. II. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lí luận Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”): “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Theo quan niệm ... được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong quá trình công tác ở trường THCS Tân Lập, lại thường xuyên chủ nhiệm lớp 6, là lớp đầu cấp, tâm sinh lý lứa tuổi có nhiều thay đổi, quá trình thay đổi đó có tác động rất nhiều đến việc hình thành nhân cách của các em. Tôi thấy rằng công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên tác động sâu sắc đến quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Thực tiễn chứng minh rằng, công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm ngoài việc phải xác định được vị trí và vai trò của mình đối với lớp, còn phải biết vận dụng các phương pháp và biện pháp tác động đến tập thể và từng cá nhân học sinh một cách đồng bộ, toàn diện, phù hợp với đối tượng và tình hình thực tiễn, phải vận động các lực lượng giáo dục có liên quan cùng tham gia, có như vậy mới nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục, dạy và học đối với lớp do mình phụ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_c.doc