Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học môn Đạo đức Lớp 1

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì vô dụng”
Vậy đạo đức là gì? Ta hiểu như thế nào là đạo đức? Đứng về phương diện triết học thì đạo đức là một hình thái ý thức của xã hội, bao gồm chuẩn mực xã hội, có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với xã hội.
Theo nhà giáo dục người Nga I- li –na: Đạo đức là cách ứng xử của người này đối với người khác, đối với xã hội.
Ta thấy vấn đề đạo đức đối với con người có vai trò rất quan trọng. Việc giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng.
Ở lứa tuổi tuổi lớp Một nói riêng cũng như học sinh tiểu học nói nói chung, môn Đạo đức mang nội dung ý nghĩa của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và mối quan hệ xã hội. Do đó môn đạo đức ngoài nhiệm vụ trau dồi kiến thức bước đầu về hành vi đạo đức nó là bước đầu của việc hình thành nhân cách của học sinh nói chung cũng như học sinh tiểu học nói riêng. Vấn đề cần đặt ra với đội ngũ nhà giáo, về vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinh như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất đặc biệt là lứa tuổi học sinh lớp Một hiểu biết về vấn đề đạo đức gần như một tờ giấy trắng.
Lâu nay nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy vậy các em học sinh khi gặp các tình huống đơn giản các em có thể xử lý được thì các em lại quay mặt làm ngơ hay quay sang chửi thề, nói tục. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhân phẩm của người học sinh nói chung đặc biệt là học sinh tiểu học.
Từ những thực tế trên làm cho mỗi giáo viên yêu nghề, mến trẻ nào cũng phải quan tâm và tìm cách giải quyết cho mình.
Muốn đạt được hiệu quả trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy người giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp, kỹ năng và biện pháp như thế nào để các em học sinh của mình lĩnh hội được những chuẩn mực hành vi đạo đức tốt.
pdf 22 trang Phi Hiệp 23/03/2024 1560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học môn Đạo đức Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học môn Đạo đức Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học môn Đạo đức Lớp 1
 bước đầu của việc hình thành nhân cách của học sinh nói chung
cũng như học sinh tiểu học nói riêng. Vấn đề cần đặt ra với đội ngũ nhà giáo, về vấn đề
giáo dục đạo đức cho các em học sinh như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất đặc biệt
là lứa tuổi học sinh lớp Một hiểu biết về vấn đề đạo đức gần như một tờ giấy trắng.
Lâu nay nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến các
phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy vậy các em học sinh khi gặp các tình
huống đơn giản các em có thể xử lý được thì các em lại quay mặt làm ngơ hay quay sang
chửi thề, nói tục. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhân phẩm của người học sinh
nói chung đặc biệt là học sinh tiểu học.
Từ những thực tế trên làm cho mỗi giáo viên yêu nghề, mến trẻ nào cũng phải quan
tâm và tìm cách giải quyết cho mình.
2Muốn đạt được hiệu quả trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy người giáo viên
cần phải lựa chọn các phương pháp, kỹ năng và biện pháp như thế nào để các em học sinh
của mình lĩnh hội được những chuẩn mực hành vi đạo đức tốt.
Qua thực tế giảng dạy và tình hình học sinh lớp 1/ 2 nói riêng, trường tiểu học Bù
Nho nói chung tôi được sự hỗ trợ rất nhiều của Ban giám hiệu nhà trường và các đồng
nghiệp. Từ đó tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm để dạy môn Đạo đức lớp Một. Đó
là lí do chọn đề tài: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ
HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC”.
B/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
I/ THUẬN LỢI:
- Trường tôi nằm gần khu trung tâm thương mại nên có nhiều người đến đây làm
ăn sinh sống. Do đó đời sóng của nhân dân được nâng cao, hoạt động văn hóa giáo dục
ngày càng phát triển.
- Luôn được sự quan tâm của huyện, chuyên môn huyện, chuyên môn trường dự
giờ góp ý, xây dựng bài, rút kinh nghiệm đặc trưng của bộ môn
- Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa kèm theo cải cách lại phương pháp
dạy học làm cho công tác giảng dạy có hiệu quả hơn.
- Luôn được các cấp lãnh đạo, ban ngành đoàn thể, Ban chấp hành Hội cha mẹ học
sinh quan tâm.
- Tập t...t động chơi sang học. Các em
chưa quen nên trong quá trình dạy các em chưa tập trung chú ý.
- Chương trình thay sách giáo khoa mới này đối với bậc phụ huynh còn bỡ ngỡ,
chưa biết dạy các em như thế nào cho đúng.
- Đối với việc đánh giá học sinh bằng nhận xét như hiện nay rất khó cho việc đánh
giá từng học sinh một cách chính xác.
- Đối với tôi, người trực tiếp phụ trách giảng dạy các em làm thế nào để cho tất cả
học sinh có thể nhận thức đúng được hành vi đạo đức, xử lý tốt được các tình huống đơn
giản, gần gũi với đời sống hàng ngày quả là một điều rất khó, nó đòi hỏi người giáo viên
phải nỗ lực phấn đấu vượt qua.
C/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I/ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu học sinh:
- Muốn giáo dục học sinh về đạo đức thì ta phải hiểu biết học sinh về mọi mặt.
Thật vậy muốn tác động lên học sinh, người giáo viên phải biết các em đã tốt mặt nào,
chưa tốt mặt nào, bao nhiêu em đạt, bao nhiêu em chưa đạt. Từ đó giáo viên mới đưa ra
biện pháp giáo dục cụ thể cho từng đối tượng một cách phù hợp hơn.
Với mục đích này đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu kỹ đối tượng mình cần
giáo dục. Cụ thể:
a/ Tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể:
Khi tôi nhận lớp có 27 em trong đó chỉ có nửa lớp qua lớp mẫu giáo. Với tỷ lệ học
sinh này thì số học sinh chưa qua trường lớp là hơi cao. Các em chủ yếu sống tự do,
không được sự dìu dắt của giáo viên nên các hành vi ứng xử của các em chưa nắm rõ sai
4trái, đôi khi các em chưa nhận thức được. Mặt khác đối với các em học sinh lớp Một, một
số em chưa được tham gia sinh hoạt ở trường, lớp nên các hiểu biết về chuẩn mực hành vi
đạo đức của các em gần như là một tờ giấy trắng. Do đó các em chưa nhận thức được các
hành vi đạo đức rõ ràng nên có khi các em tự quyết định những hành vi còn hạn chế. Vì
vậy, khi các em tiếp xúc với người lớn, với bạn bè, quyết định vấn đề còn là điều rất đáng
quan tâm. Một phần các em còn là do tác động của hoàn cảnh sống của một số em còn
khó khăn. Đa số các em ít gần gũi cha mẹ do cha mẹ quá... loạt các nhu cầu cần gắn
với cuộc sống nhà trường. Đó là nhu cầu mong muốn thực hiện chính xác mọi yêu cầu
của giáo viên về điểm tốt, về lĩnh hội cái mới, đảm nhận các trọng trách tập thể giao cho
trong hệ thống nhu cầu của học sinh tiểu học, nhu cầu nhận thức nổi lên và giữ vai trò chủ
đạo (ham hiểu biết). Các nhu cầu tinh thần chiếm ưu thế trong cuộc sống của trẻ. Trong
nhu cầu của các em, một loạt hành vi đạo đức của các em được hình thành, một loạt hành
vi thói quen được hình thành.
Như chúng ta đều biết, học sinh tiểu học có tính hồn nhiên, khả năng phát triển tính
cách của trẻ tạo cơ sở cho khả năng phát triển một hệ thống tính cách của các em. Đặc
điểm này nói lên rằng cái xuyên suốt trong tâm hồn của học sinh tiểu học là ngây thơ,
5trong trắng, hồn nhiên và ẩn chứa những tiềm năng phát triển lớn. Học sinh tiểu học cả tin
tuyệt đối vào thầy cô, người lớn bạn bè, sách và cả bản thân mình nữa. Vì vậy mọi hoạt
động trên lớp cũng như lời nói của giáo viên phải chính xác, mẫu mực để các em noi theo.
Ngoài ra ta còn thấy học sinh tiểu học có tính sẵn sàng hành động, khuynh hướng
hành động ngay lập tức dưới tác động của các kích thích mà không kịp suy nghĩ, cân nhắc.
Vì thế giáo viên cần hướng các em cách phân tích hành vi ứng xử trước một tình huống
trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Ở học sinh tiểu học ta còn thấy các em rất thật thà, các em không thích khoe
khoang, không suy nghĩ đến điều phức tạp, thích bộc lộ nguyên dạng bản thân mình. Do
đó giáo viên cần hướng dẫn các câu hỏi tình huống gắn gọn , chân thật gắn với cuộc sống
hàng ngày.
Ngoài việc tìm hiểu học sinh, là giáo viên cần phải quan tâm hàng ngày và phải đề
ra những phương pháp và kỹ năng như thế nào để dạy cho các em nắm được các hành vi
ứng xử đạo đức của các em đem lại kết quả cao.
Từ những thuận lợi và khó khăn qua tôi đã đề ra các biện pháp để thực hiện dạy
học môn Đạo đức hiệu quả hơn.
2. Xây dựng kế hoạch :
2.1/ Xây dựng kế hoạch phân loại học sinh:
Muốn giáo dục

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.pdf