Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp - Trần Thị Thu Ba
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, mở đầu cho các bậc học tiếp theo. Nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục Mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và tạo tiền đề vững chắc cho trẻ khi bước vào trường Tiểu học. Như vậy, việc chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non là vô cùng cần thiết trong quá trình đào tạo nhân cách con người, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Phát triển Giáo dục Mầm non là nền tảng cho sự nghiệp phát triển nguồn lực con người, phục vụ cho mục tiêu phổ cập Tiểu học, phổ cập Trung học cơ sở và tiến tới phổ cập Trung học phổ thông.
Tuy nhiên, Tân Lập là một xã thuộc vùng thuận lợi của huyện Kon Rẫy, nhưng có 2 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn với trên 30% là đồng bào dân tộc sinh sống nên còn nhiều hủ tục, lạc hậu, đa số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non, đặc biệt nhiều gia đình chưa dạy trẻ biết tiếng phổ thông, mọi giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ dẫn đến việc huy động trẻ ra lớp tại trường Mầm non Tân Lập còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp chưa cao, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp chưa cao so với mặt bằng chung của toàn huyện. Là một Hiệu trưởng, tôi đã trăn trở, suy nghĩ làm sao để Giáo dục Mầm non xã Tân Lập tiến kịp với Giáo dục Mầm non vùng kinh tế phát triển. Để những kết quả đã đạt được tiếp tục duy trì và phát triển, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của Giáo dục hiện nay, rất cần phải có kế hoạch cụ thể và những biện pháp tích cực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, vận động các tổ chức xã hội, các bậc phụ huynh cùng gánh vác, chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục Mầm non. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu: "Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp" để áp dụng tại trường Mầm non Tân Lập- xã Tân Lập - huyện Kon Rẫy- Tỉnh Kon Tum.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp - Trần Thị Thu Ba
hiên, Tân Lập là một xã thuộc vùng thuận lợi của huyện Kon Rẫy, nhưng có 2 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn với trên 30% là đồng bào dân tộc sinh sống nên còn nhiều hủ tục, lạc hậu, đa số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non, đặc biệt nhiều gia đình chưa dạy trẻ biết tiếng phổ thông, mọi giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ dẫn đến việc huy động trẻ ra lớp tại trường Mầm non Tân Lập còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp chưa cao, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp chưa cao so với mặt bằng chung của toàn huyện. Là một Hiệu trưởng, tôi đã trăn trở, suy nghĩ làm sao để Giáo dục Mầm non xã Tân Lập tiến kịp với Giáo dục Mầm non vùng kinh tế phát triển. Để những kết quả đã đạt được tiếp tục duy trì và phát triển, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của Giáo dục hiện nay, rất cần phải có kế hoạch cụ thể và những biện pháp tích cực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, vận động các tổ chức xã hội, các bậc phụ huynh cùng gánh vác, chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục Mầm non. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu: "Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp" để áp dụng tại trường Mầm non Tân Lập- xã Tân Lập - huyện Kon Rẫy- Tỉnh Kon Tum. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: * Các luận điểm, các quan điểm khoa học về sự cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi Mầm non đến trường. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy: Sự tăng tốc trong quá trình phát triển thể lực của trẻ phụ thuộc vào mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ, còn việc hình thành các kỹ năng vận động thô, vận động tinh, sự khéo léo và phối hợp các giác quan phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giáo dục cũng như quá trình tự rèn luyện của đứa trẻ có sự định hướng của người lớn. Từ lọt lòng đến 1 tuổi: trẻ sơ sinh có những khả năng mới, có nhu cầu gắn bó, giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người gần gũi (lúc này chủ yếu là những người thân: bà, bố, mẹ...) Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Kỹ thuật...rẻ đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng, sơ đồ, đó là tiền đề phát triển tư duy logic cần thiết ở tuổi học đường sau này. Và như vậy, nếu đứa trẻ chỉ sống trong gia đình thì phạm vi tiếp xúc với môi trường xung quanh, với con người rất hạn hẹp không đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ mà chỉ có đưa trẻ đến trường Mầm non, nơi có môi trường giáo dục theo hệ thống, mọi tác động giáo dục đều đúng lúc, phù hợp với độ tuổi thì mới giúp trẻ phát triển một cách toàn diện được. Đó chính là sự cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi Mầm non đến trường. * Các cơ sở chính trị và pháp lý: Ngay từ Luật Giáo dục năm 1998, chúng ta thấy Đảng và Nhà nước ta đã thực sự coi trọng Giáo dục Mầm non, coi Giáo dục Mầm non là nền móng then chốt chất lượng cho các bậc học tiếp theo. Do vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2001 - 2020, mục tiêu được đặt ra đến năm 2020 là "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi..." Đồng thời mục tiêu cụ thể là phải đảm bảo cho hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp 1. Quyết định 161/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non cũng nêu rõ " Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở những nơi có điều kiện khó khăn, các vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc... giảm sự chênh lệch về chất lượng giữa vùng khó khăn và các địa bàn thuận lợi khác...". Từ năm học 2004 - 2005 Vụ Giáo dục Mầm non đã chỉ đạo các tỉnh miền núi thực hiện chương trình tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non dân tộc thiểu số: "... Đối với trẻ người dân tộc thiểu số thì học tiếng Việt không phải là học tiếng mẹ đẻ, mà là học ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ thứ hai là tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ thứ hai phải được dạy cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non để tạo sự giao tiếp ban đầu, giúp trẻ có vốn kiến thức vững vàng khi bước vào trường Tiểu học..." Năm học 2008 - 2009 Bộ GD&ĐT đã ... biện pháp và áp dụng thực hiện một cách có hiệu quả các biện pháp đó sao cho tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, tiến tới huy động tối đa 100% trẻ mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi đến trường và tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ bằng tỷ lệ huy động chung toàn quốc. 2. Thực trạng của vấn đề: * Thực trạng của nhà trường: Khi nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp trong những năm học trước. * Kết quả điều tra: Năm học Tổng số học sinh Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp/ dân số độ tuổi 2013-2014 + Nhà trẻ: 16 cháu + Mẫu giáo: 195 cháu + Trẻ 5 tuổi: 64 cháu 10% 97% 100% 2014-2015 + Nhà trẻ: 24 cháu + Mẫu giáo: 213 cháu + Trẻ 5 tuổi: 66 cháu 12,4% 97% 100% Kết quả điều tra cho thấy, từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2014 – 2015 tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp, trẻ nhà trẻ và mẫu giáo ra lớp chưa cao so với mặt bằng chung của huyện, của tỉnh. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ mầm non ra lớp thấp là do: - Điều kiện kinh tế và dân trí của đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế, vẫn còn quá nhiều tập quán hủ tục, lạc hậu. Đa số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc cho trẻ trong độ tuổi đến trường Mầm non. - Địa bàn xã quá rộng, dân cư thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn, đa số người dân dựa vào cây mì, cây lúa làm nguồn thu nhập chính, rất nhiều gia đình đã sinh sống trong nhà đầm dẫn đến việc đi học của các cháu rất khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến các công tác huy động trẻ ra lớp của nhà trường. - Trường có 6 điểm lẻ, những năm đầu cơ sở vật chất tại điểm chính của nhà trường còn quá thiếu thốn, điều kiện chăm sóc - giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng chưa cao. * Thuận lợi: Đảng uỷ và chính quyền địa phương có các văn bản chỉ đạo các ban ngành cùng phối hợp trong công tác vận động học sinh ra lớp, thành lập ban vận động học sinh ra lớp trên địa bàn xã - Đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ chuyên môn vững vàng , nhiệt tình , yêu nghề mến trẻ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huy_dong_tre_dan_toc.doc