Phiếu hướng dẫn học sinh tự ôn tập tại nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Ngô Thì Nhậm

Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 

36m2 = ...... …….. dm2

Bài 3. Tìm thương của số lớn nhất có 4 chữ số và số lớn nhất có 2 chữ số: 

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 4. Tìm số tự nhiên khác 0 bé nhất chia hết cho cả 5 và 9.

……………………………………………………………………………………………

Bài 5. Một số chia cho 9 có số dư là 6. Tìm số dư khi lấy số đó chia cho 3. 

docx 44 trang cogiang 14/04/2023 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu hướng dẫn học sinh tự ôn tập tại nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu hướng dẫn học sinh tự ôn tập tại nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Ngô Thì Nhậm

Phiếu hướng dẫn học sinh tự ôn tập tại nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Ngô Thì Nhậm
n đó.
Bài 11. Mẹ sinh con khi mẹ 24 tuổi. Tính tuổi mỗi người hiện nay biết tổng số tuổi hai mẹ con hiện nay là 44 tuổi.
Bài 12. An sưu tầm được 12 con tem, Bình sưu tầm được 15 con tem. Cường tự hào vì mình sưu tầm hơn trung bình cộng số con tem của ba bạn là 3 con tem. Hỏi Cường sưu tầm được bao nhiêu con tem?
Bài 13. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 4km, chiều rộng là 1500m. Tính diện tích khu rừng đó ki-lô-mét vuông.
Bài 14. Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy 6dm, chiều cao 37cm bằng đơn vị đo xăng-ti-mét vuông.
Bài 15. Tính chu vi hình bình hành có độ dài hai cạnh liên tiếp là 7cm và 15cm.
Bài 16. Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 47dm, chiều cao là 23dm. Diện tích mảnh đất đó là:.
Bài 17. Hình bình hành có diện tích bằng 144dm2. Độ dài cạnh đáy bằng 12dm. Chiều cao của hình đó là:
Bài 18. Số hình bình hành có trong hình bên là: ........... hình.
Bài 19. Hình bình hành có diện tích bằng 1400cm2. Chiều cao bằng 28cm. Độ dài cạnh đáy tương ứng là: ........... dm.
Bài 20. Hình bình hành ABCD có cạnh DC là 32cm. Kéo dài cạnh AB về phía B là 4cm, kéo dài cạnh DC về phía C là 4cm thì diện tích tăng thêm 56cm2. Tính diện tích hình bình hành ABCD.
Bài 21. Diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 12m, chiều rộng 8m. Biết độ dài đáy hình bình hành là 16m. Tính chiều cao của hình bình hành đó.
Bài 22. Hình vẽ bên có hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEG. Biết chu vi hình chữ nhật là 120cm, chiều dài hơn chiều rộng là 10cm. Tính diện tích của hình bình hành ABEG. A B
	 B
	 G	 D	 E	 C 
.
Bài 23. Quan sát các phép toán sau đây:
	5 x 2 = 5 + 55 = 60
	1 x 3 = 1 + 11 + 111 = 123
	2 x 4 = 2 + 22 + 222 + 2222 = 2468
Hãy tìm giá trị của 4 x 5.
PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM
TRƯỜNG TH NGÔ THÌ NHẬM
PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 4 TỰ ÔN TẬP TẠI NHÀ – TUẦN 1
 MÔN TIẾNG VIỆT
Họ và tên HS: ..... Học lớp: 4..
TẬP ĐỌC
Các em hãy đọc đúng, to và rõ các bài tập đọc trong tuần 19, tuần 20 ...ghé tạm trạm binh
Giường cây ót á cho mình đỡ đau
(Tố Hữu)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Bài 1. Xếp các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài:
	Tài tình, tài chính, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài trí, tài sản, tài mạo, tài lộc, tài tử, tài khoản, tài lược, gia tài, thiên tài.
Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường” 
Tài có nghĩa là “tiền của”.
Bài 2. Chọn 3 từ ở mỗi ý của bài tập 1 để đặt câu.
Bài 3. Đọc đoạn văn sau và dùng dấu (/) để ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu.
	Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh những lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
	Đoạn văn trên có các câu kể Ai làm gì? là:
Bài 4. Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A cho phù hợp với nghĩa ở cột B.
	A	B
Tài thô trí thiển.
a. Sống trung thực, thật thà, ngay thẳng.
Ăn ngay ở thẳng.
b. Con người là tinh hoa, là thứ quý giá của trái đất.
Chuông có đánh mới kêu
Đèn có khêu mới rạng.
c. Người có tài phải được lao động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình.
Người ta là hoa đất.
d. Tài và trí đều kém cỏi.
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
e. Từ tay không mà làm nên sự nghiệp mới là người tài giỏi.
Bài 5. Điền tiếp chủ ngữ hoặc vị ngữ vào mỗi chỗ chấm sau đây để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Ông tôi và tôi .
.tung bọt trắng xóa.
Ngoài đồng, các cô bác nông dân .......
Từ nhiều năm nay, cái bàn ..
.. nở đỏ rực trên ban công trước nhà.
Bài 6. Đặt 2 câu kể Ai làm gì? Có sử dụng phép nhân hóa để nói về:
Cái cặp sách của em: ..
Cái hộp bút của em: 
TẬP LÀM VĂN (Em hãy làm vào giấy kiểm tra 5 ô li)
Đề bài: Em hãy miêu tả chiếc thước kẻ của em.
PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM
TRƯỜNG TH NGÔ THÌ NHẬM
PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 4 TỰ ÔN TẬP TẠI NHÀ – TUẦN 2
Họ và tên HS: ..... Học lớp: 4..
(Lưu ý: HS làm vào vở 5 ôli)
Thứ hai, ngà...ột khoảng trống. Trong đó, gần hai chục đứa trẻ đang nhìn ông với ánh mắt đợi chờ. Ông lần lượt kéo từng đứa trẻ lên, và Pôn, con trai ông là người lên sau cùng.
   Trong vòng tay của bố, cậu bé nói trong nước mắt: “Con biết bố không bao giờ bỏ con mà. Các bạn không tin con và sợ lắm nên con chờ bố đến và để các bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu !”
(Theo Những hạt giống tâm hồn)
Chọn và viết lại ý trả lời đúng và thực hiện theo yêu cầu:
1. Vì sao sau trận động đất, bố của Pôn xông vào nơi nguy hiểm như con thiêu thân để cứu con ?
A. Vì ông mất con nên phát cuồng, muốn trực tiếp cứu ngay đứa con.
B.  Vì ông không tin tưởng vào đội cứu hộ có thể cứu được con mình.
C. Vì ông đã hứa lúc nào cũng ở bên con, dù bất cứ chuyện gì xảy ra.
2. Sau khi đội cứu hộ đã ngừng tìm kiếm, bố của Pôn đã làm gì ?
A. Ông vẫn điên cuồng đào bới.
B. Ông vẫn kiên nhẫn tìm con.
C. Ông vẫn lắng nghe tiếng gọi của con.
3. Vì sao khi được cứu, Pôn nhường các bạn lên trước, còn mình ra cuối cùng ?
A. Vì Pôn biết các bạn rất hoảng sợ, tranh ra trước.
B. Vì Pôn là một người dũng cảm, không biết sợ.
C. Vì Pôn tin bố sẽ không bao giờ bỏ mình.
4. Câu chuyện muốn gửi đến em thông điệp gì ?
A. Hãy tin vào khả năng của mình, không thể dựa vào người khác.
B. Hãy kiên nhẫn hành động vì nhất định sẽ đạt kết quả tốt đẹp.
C. Hãy tin chắc rằng: dù bất kì điều gì xảy ra, cha mẹ luôn bên ta.
5. Gạch dưới các danh từ trong câu sau:
Ông lần lượt kéo từng đứa trẻ lên, và Pôn, con trai ông là người lên sau cùng.
6. Gạch dưới 5 động từ trong câu sau:
Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu các em bé trong những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào nơi nguy hiểm như con thiêu thân.
7. Trong câu “Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau động đất làm cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng”, bộ phận nào là chủ ngữ ?
A. Khung cảnh hoang tàn
B. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường
C. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau động đất
8. Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:

File đính kèm:

  • docxphieu_huong_dan_hoc_sinh_tu_on_tap_tai_nha_mon_toan_tieng_vi.docx