Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 12 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
STT | CHỦ ĐỀ | BÀI HỌC | NỘI DUNG ÔN TẬP | GHI CHÚ |
1
|
Tiếng Việt |
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt |
- Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một phương diện chủ yếu: tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt; sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hóa trong lời nói. - Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: tình cảm, nhận thức, hành động. |
|
Phong cách ngôn ngữ khoa học
|
- Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học - Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học: Tính khái quát, trừu tượng; Tính lí trí, lôgic; Tính khách quan, phi cá thể. |
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 12 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 12 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
n và thất ngôn Đường luật - Phân tích những biểu hiện của luật thơ qua một số bài thơ cụ thể 2 Đọc văn Đất nước (Trích chương V - Trường ca Mặt đường khát vọng) (Nguyễn Khoa Điềm) * Nội dung: Đoạn trích Đất Nước là sự bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức về đất nước trên nhiều bình diện: địa lí, lịch sử, truyền thống văn hóa... dưới mọi góc nhìn: từ mọi chiều kích của không gian, thời gian; từ trong tâm tư, tình cảm, khát vọng của mỗi con người. Qua đó, NKĐ muốn nhấn mạnh, khắc sâu một tư tưởng cốt lõi: Tư tưởng đất nước của nhân dân. - Phần (1): Hình ảnh đất nước được cảm nhận một cách độc đáo, mới mẻ trên nhiều bình diện: bề dày của truyền thống văn hoá lịch sử dân tộc, chiều dài của thời gian đằng đẵng, chiều sâu, rộng của không gian mênh mông .....Từ đó khắc họa hình ảnh đất nước vừa thiêng liêng, lớn lao kì vĩ, vừa gắn bó gần gũi thân thiết với cuộc sống mỗi người. - Phần (2): Tư tưởng đất nước của nhân dân: Bằng sự phát hiện thú vị và độc đáo về đất nước trên nhiều phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá, NKĐ nhằm khẳng định tư tưởng: Muôn vàn vẻ đẹp, giá trị vật chất và tinh thần của đất nước đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người vô danh, bình dị. Đất nước từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà có và nhờ nhân dân mà tồn tại. * Nghệ thuật: Vận dụng nhuần nhị và sáng tạo chất liệu của văn hóa, văn học dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi tạo nên màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc vừa mới mẻ; Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt; Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình. * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. SÓNG (Xuân Quỳnh) * Nội dung: - Sóng và em - những nét tương đồng: + Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí. + Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường. + Đầy bí ẩn ; luôn trăn trở, n...iểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Cuộc đời ai cũng có những tấm bằng Để làm giấy chứng minh Để cầu mong thành đạt Những tấm bằng như những bảng chỉ đường qua những đường phố hẹp Để đến đại lộ cuộc đời ngày càng mở rộng thêm Có những vĩ nhân được nhân loại khắc tên Bởi các tấm bằng xứng danh trong lịch sử Và có những tấm bằng chứng nhận những việc làm tuy nhỏ Nhưng cố gắng hết mình, vẫn quý trọng biết bao! Có được điều gì lớn lao Từ những gì nhỏ bé Đừng bao giờ chứng minh cuộc đời bằng những gì không thể Như những tấm bằng không bằng được chính ta Những tấm bằng có đóng dấu kí tên Chỉ là giấy thông hành đi vào cuộc sống Nhưng quý giá hơn là cuộc đời ghi nhận Mới là TẤM BẰNG- bằng - của - chính - ta. (Tấm bằng - Hoàng Ngọc Quý) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Đừng bao giờ chứng minh cuộc đời bằng những gì không thể/ Như những tấm bằng không bằng được chính ta”. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm) Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? (0,5 điểm) Câu 4. Vì sao “TẤM BẰNG” cuối bài thơ lại được viết hoa? Qua đó, tác giả muốn gởi gắm thông điệp gì? (1,0 điểm) PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Là một học sinh 12 sắp cầm trên tay tấm bằng để bước vào đời, anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị, ý nghĩa của những tấm bằng trong cuộc sống? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ) Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau đây trong đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm: “Trong anh và em hôm nay, Đều có một phần Đất Nước Làm nên Đất Nước muôn đời”. Bài tập 2. PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một tỷ phú sống trong căn biệt thư xa hoa. Nhưng một ngày kia mắc bệnh hiểm nghèo, ông chợt nhận ra rằng tất cả những gì là danh vọng, tiền tài và vật chất, thực ra đều hư vô như mây khói. Vì lo sợ...ìm 5 con cá hoặc tôm rồi thả chúng xuống biển, liên tục như vậy trong 21 ngày”. Trong lòng ông đầy rẫy những băn khoăn, nhưng vẫn cặm cụi đi mua tôm cá rồi thả chúng ra biển. Ngắm nhìn từng con vật bé nhỏ được trở về với biển khơi, trong lòng ông không nén nổi nỗi xúc động. Ngày thứ 43, ông đọc đơn thuốc thứ ba: “Tìm một cành cây và viết những điều khiến ông cảm thấy không hài lòng lên bãi cát”. Nhưng khi ông vừa viết xong, thủy triều lại cuốn tất cả xuống biển. Ông lại viết, sóng lại cuốn đi, lại viết, lại cuốn đi, rồi lại viết, và lại cuốn đi ông bật khóc nức nở vì chợt hiểu ra tất cả. Khi về nhà ông cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng, tinh thần chưa bao giờ thoải mái và tự tại đến thế, thậm chí ông cũng không còn sợ cái chết nữa. Thì ra con người ta chỉ cần học được 3 điều trên thì sẽ vui vẻ hạnh phúc. Thứ nhất: Nghỉ ngơi. Thứ hai: Cho đi. Thứ ba: Tha thứ (Nguồn Internet) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5 điểm) Theo anh/ chị, vấn đề gì khiến nhà tỷ phú “khóc nức nở vì chợt hiểu ra tất cả”? Câu 3. (1,0 điểm) Đoạn văn: “Nay ông có thể tĩnh tâm lại để lắng nghe tiếng gió thổi vi vu, tiếng sóng biển rì rào hòa lẫn với tiếng kêu thánh thót của đàn hải âu gọi bầy” nói lên tâm trạng gì của nhà tỷ phú? Vì sao ông có cảm giác đó? Câu 4. (1,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (05 - 07 dòng) với chủ đề: Biết sống cho đi. PHẦN II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung của văn bản, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận hai đoạn thơ sau: Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên ? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu ? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NX
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_ngu_v.doc