Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. TÂY TIẾN (Quang Dũng)

a. Tác giả

- Quang Dũng (1921 – 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê: Hà Tây.

- Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. 

- Phong cách thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”; thơ giàu chất nhạc, chất họa. 

doc 5 trang cogiang 17/04/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
o xuyến, “chơi vơi” của nhà thơ về bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến trên con đường hành quân với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
- Đoạn 1: Khung cảnh chiến trường Tây Tiến xa xôi, hoang vắng, dữ dội, đầy bí hiểm nhưng cũng vô cùng thơ mộng, trữ tình.
- Đoạn 2: Cảnh đêm liên hoan rực rỡ và cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây một chiều sương giăng hư ảo.
.- Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp vừa bi tráng, vừa kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn.
- Đoạn 4: Niềm gắn bó với Tây Tiến.
* Nghệ thuật: Cảm hứng và bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình
* Ý nghĩa văn bản: 	Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.
2. VIỆT BẮC (Tố Hữu)
a. Tác giả 
- Tố Hữu (1920- 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê: Thừa Thiên- Huế.
- Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
- Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam, hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
b. Tác phẩm (đoạn trích)
* Hoàn cảnh sáng tác và vị trí đoạn trích:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới, một trang sử mới được mở ra.
- Tháng 10-1954 những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô; nhân sự kiện chính trị đó, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. 
- Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.
* Nội dung: 
- Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
+ Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về k...ình của con người Việt Nam trong kháng chiến mà chiều sâu của nó là truyền thống ân nghĩa, là đạo lí thủy chung của dân tộc.
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Đề: “Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là nét hấp dẫn riêng của bài thơ Tây Tiến”.
Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên?
Gợi ý:
a. Giải thích
- Cảm hứng lãng mạn: là cảm hứng của cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc với những rung động tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người 
- Tinh thần bi tráng được thể hiện ở việc miêu tả hiện thực gian khổ, mất mát, hi sinh nhưng không hề bi lụy mà nói về những điều đó bằng cảm hứng anh hùng và giọng điệu tráng ca.
- Cảm hứng lãng mạn thường gắn liền với tinh thần bi tráng. Thể hiện cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng, các tác giả thường phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng tài tình thủ pháp đối lập, yếu tố cường điệuđể tô đậm nét phi thường, tạo ấn tượng về vẻ đẹp hùng vĩ và tuyệt mĩ. 
b. Phân tích những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Cảm hứng lãng mạn thể hiện qua nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt: xuyên suốt bài thơ với điệp từ nhớ, được gọi thành tên “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
+ Cảm hứng lãng mạn bộc lộ ở ánh nhìn say đắm và tinh tế của nhà thơ khi phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống miền Tây xa xôi mà quyến rũ: thiên nhiên thơ mộng, tình tứ, (Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi; Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa ) cuộc sống ấm áp tình đồng đội, tình quân dân (Mai Châu mùa em thơm nếp xôi; Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa)
+ Cảm hứng lãng mạn toát lên từ tâm hồn người chiến sĩ Tây Tiến: trẻ trung, lạc quan (Heo hút cồn mây súng ngửi trời), nhạy cảm, tình tứ (Kìa em xiêm áo tự bao giờ), lãng mạn, hào hoa (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)
- Tinh thần bi tráng:
+ Nhà thơ không né tránh hiện thực khốc liệt, không ngại nhắc đến những gian khổ, mất mát, hi sinh của người lính (Gục lên súng mũ bỏ quên đời; Rải rác biên cương mồ viễn xứ,)
+ Vượt lên những gian khổ, hi sinh là vẻ đẹp h...mạng.
- Đặc điểm phong cách thơ Quang Dũng: hồn thơ lãng mạn, tài hoa, là chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến vì vậy cảm xúc thơ dễ bắt nhạy với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng được gợi lên từ chính cuộc sống và tâm hồn người lính Tây Tiến.
d. Đánh giá chung
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng góp phần tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt cho bài thơ và hình tượng người lính Tây Tiến.
- Tạo nên nét riêng về phong cách và đóng góp độc đáo của nhà thơ trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp.
III. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bài tập 1. Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của các bài thơ: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu). 
Bài tập 2. Phân tích tâm trạng của tác giả trong nỗi nhớ về miền Tây Bắc và đồng đội qua đoạn thơ sau:
	Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
	Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
	Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
	Mường Lát hoa về trong đêm hơi
	Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
	Heo hút cồn mây súng ngửi trời
	Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
	Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
	Anh bạn dãi dầu không bước nữa
	Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
	Chiều chiều oai linh thác gầm thét
	Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
	Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
	Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập một, tr.89, NXB Giáo Dục – 2008)
Bài tập 3. 
Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi:
 - Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
 Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Khi đáp lại, người về xuôi vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
 (Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 – 111, NXB Giáo Dục – 2008)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm 

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_ngu_v.doc