Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 11 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

STT CHỦ ĐỀ BÀI HỌC  NỘI DUNG ÔN TẬP GHI CHÚ
4 Tiếng Việt Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

- Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân

- Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung

 
doc 5 trang cogiang 17/04/2023 1940
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 11 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 11 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 11 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng đã tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.
Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) - Lê Hữu Trác
Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.
Hai đứa trẻ - Thạch Lam
- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình: tác phẩm đậm yếu tố hiện thực và phảng phất chất lãng mạn, chất thơ.
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó hiểu được quan điểm thẩm mỹ và tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Hiểu được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng
- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.
- Nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng.
Chí phèo -Nam Cao 
- Những nét chính về con người, về quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
-Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngô ngữ nghệ thuật
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng
- Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch qua đoạn trích
6
Làm văn
Th... Quán)
 Câu 1. Hãy xác định thể thơ của đoạn trích trên.
 Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ mà em cho là nổi bật nhất trong sáu dòng thơ cuối.
 Câu 3. Suy nghĩ của anh/chị về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ trên? 
 Câu 4. Anh/chị có đồng tình với lời dạy con của người mẹ trong đoạn thơ trên không? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 10 dòng). 
Bài tập 2. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình.
Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro - sân bay Hadena cho từng khách với một thái độ ân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1.200 yên cho hành trình này.
Khi xe tới sân bay, anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi.
Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy”
 (Theo Fanpage - Câu chuyện Nhật Bản)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích. (khoảng 2 dòng)
Câu 3. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? 
Câu 4. Từ đoạn trích trên, em suy nghĩ như thế nào về vai trò, ý nghĩa của tinh thần kỷ luật trong cuộc sống. (Trình bày bằng ... vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.
Các em à, những chiếc tách kia đâu có làm ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê. Tất cả những gì các em cần là cà phê chứ không phải là tách. Thế mà thường thì các em chỉ chăm chăm lo kiếm những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó còn liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không. Hãy suy ngẫm điều này nhé: cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Và những "chiếc tách" này không hề xác định hay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi do cứ mãi để ý vào những "chiếc tách hư danh" mà chúng ta bỏ lỡ việc hưởng thụ cuộc sống. Món quà mà Thượng đế ban tặng cho con người là cà phê chứ không phải tách. Vậy thì cứ thoải mái nhâm nhi cà phê của mình và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.
 ( Theo www.girlspace.com.vn, ngày 17- 12-2006)
Câu 1. Trong văn bản, “Những người thành đạt” đã chọn tách cà phê cho mình như thế nào? 
Câu 2. Hãy cho biết trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là chính xác? Vì sao? 
 A/ Văn bản trên là một lập luận so sánh.
 B/ Văn bản trên chứa đựng một lập luận so sánh.
 C/ Văn bản trên không liên quan gì đến lập luận so sánh.
Câu 3. Trong văn bản trên , người thầy đã lấy một sự việc cụ thể (chọn tách cà phê) để làm rõ một lẽ sống chung, đó là gì? 
Câu 4. “cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Và những "chiếc tách" này không hề xác định hay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta.”.
Anh/chị có đồng ý với ý kiến của người thầy không? Hãy lí giải việc đồng ý hoặc không đồng ý của anh /chị bằng một đoạn văn khoảng 10- 15 dòng . 
Bài tập 4. Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
TỰ SỰ
Dù đục dù trong con sông vẫn chảy,
Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh,
Dù là người phàm tục hay kẻ tu hành,
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, 
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm. 
Đất ấp ôm những hạt nảy mầm,
Những chồi non tự vư

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_ngu_v.doc