Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 10 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.

- Sự kết hợp hài hòa giữa “cốt lõi lịch sử” với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian.

- Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian.

- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

doc 5 trang cogiang 17/04/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 10 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 10 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 10 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
người nghèo khổ-bất hạnh trải qua những hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc, sử dụng hợp lý, sáng tạo những yếu tố thần kỳ.
- Tóm tắt nội dung văn bản.
- Phân tích 1 truyện cổ tích thần kỳ theo đặc trưng thể loại.
Tam đại con gà (Truyện cười)
- Bản chất của nhân vật “thầy” qua những việc gây cười và có ý nghĩa phê phán của truyện: Cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
- Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc bất ngờ, sử dụng hiệu quả nghệ thuật phóng đại, nhân vật tự bộc lộ.
- Kỹ năng phân tích 1 truyện cười thuộc loại trào phúng.
- Khái quát hoá ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.
Nhưng nó phải bằng hai mày (Truyện cười)
- Việc kết hợp lời nói và động tác trong việc thể hiện bản chất tham nhũng của thầy lý và tình cảnh vừa đáng thương vừa đáng trách của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng.
- Truyện ngắn gọn, chặt chẽ, lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc bất ngờ, thủ pháp chơi chữ, kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động của nhân vật.
- Phân tích các tình huống gây cười.
- Khái quát, rút ra ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 
- Nỗi niềm xót xa, cay đắng và tình cảm yêu thương thuỷ chung, đằm thắm ân tình của người dân trong XH cũ.
- Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
-Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
Ca dao hài hước
-Tâm hồn lạc quan, yêu đời và triết lý nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.
-Kỹ năng tiếp cận và phân tích ca dao.
2
Làm văn 
Chọn sự việc, chi tiết.
- Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
- Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự.
- Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự.
- Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.
- Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu đ...m, đặc điểm văn bản.
-Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
-Biết so sánh để nhận ra 1 số nét cơ bản của mỗi loại văn bản
-Bước đầu biết tạo lập 1 văn bản theo 1 hình thức trình bày nhất định, triển khai 1 chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
-Vận dụng vào việc đọc-hiểu các văn bản trong SGK.
Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
-Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết.
-Biết vận dụng kiến thức về giao tiếp bằng ngôn ngữ, về ngôn ngữ dạng nói và dạng viết về văn bản trong đọc-hiểu và tạo lập văn bản.
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
Bài tập Đọc – hiểu:
Bài tập 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn
(Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 90, NXBGD, năm 2015)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Theo em, bài thơ mang đặc điểm ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết? Cơ sở nào để nhận diện đặc điểm ngôn ngữ bài thơ?
Câu 3. Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, đúng hay sai? Hãy giải thích cách lựa chọn của em.
Câu 4. Em nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn người bình dân xưa được thể hiện trong bài ca dao?
Bài tập 2. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
 TAM ĐẠI CON GÀ
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
	 Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
	Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lạ...ỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
	 	 (Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 78-79, NXBGD, năm 2015)
 Câu 1. Xác định thể loại của truyện dân gian trên.
Câu 2. Xác định mục đích hướng tới của văn bản.
Câu 3. Nhận xét về nhân vật thầy đồ trong câu chuyện.
Câu 4. Qua việc đọc văn bản trên, em rút ra bài học gì?
Bài tập Vận dụng: 
Bài tập 1. Hóa thân vào một nhân vật trong tác phẩm để kể lại truyện cổ tích Tấm Cám hoặc An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Bài tập 2. Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 20 dòng), cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người bình dân qua Bài ca dao 4 thuộc chùm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
----------Hết----------

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_ngu_v.doc