Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề: Việt Nam 1919-1930 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

I. NỘI DUNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT

1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp (1919-1929)

* Mục đích: Để bù đắp thiệt hại CT và khôi phục địa vị kinh tế của nước Pháp. 

* Đặc điểm: Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành KT, nhiều nhất là nông nghiệp.

* Nội dung khai thác (các lĩnh vực).

* Tác động của cuộc khai thác: làm cho kinh tế và xã hội VN có sự chuyển biến (mục 2).

doc 5 trang cogiang 17/04/2023 3200
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề: Việt Nam 1919-1930 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề: Việt Nam 1919-1930 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề: Việt Nam 1919-1930 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
ân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai phản động) và mâu thuẫn giai cấp (giữa nông dân với địa chủ phong kiến). Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu (mâu thuẫn cơ bản nhất) là mâu thuẫn dân tộc.
* Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng VN là đánh đuổi đế quốc Pháp và tay sai để giành độc lập dân tộc (giải phóng dân tộc) và đánh đổ địa chủ phong kiến để giành lại ruộng đất cho dân cày (giải phóng giai cấp).
3. Đặc điểm/nội dung lớn nhất/bao trùm của phong trào yêu nước Việt Nam 1919-1930
Hai khuynh hướng cứu nước (dân chủ tư sản và vô sản) cùng hoạt động nhằm giải quyết nhiệm vụ của lịch sử đặt ra.
Kết cục của 2 khuynh hướng: khuynh hướng dân chủ tư sản chấm dứt với thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930). Trong khi đó, khuynh hướng vô sản giành thắng lợi với sự ra đời ĐCSVN.
4. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- Hoạt động của tư sản dân tộc: “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”, chống độc quyền cảng Sài Gòn, thành lập Đảng Lập hiến,... -> đòi các quyền lợi KT là chủ yếu. Nhưng tinh thần CM không triệt để, không kiên định.
- Hoạt động yêu nước của TTS: lập các tổ chức chính trị, nhà xuất bản tiến bộ, đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), để tang Phan Châu Trinh (1926). 
- Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930): cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã; là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản; chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”; địa bàn hoạt động chỉ bó hẹp trong một số tỉnh ở Bắc kì. Hoạt động nổi bật: ám sát trùm mộ phu Ba danh; phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái nhưng nhanh chóng thất bại (nguyên nhân chủ quan? khách quan?), đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào yêu nước VN.
5. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- Phong trào công nhân: thành lập tổ chức Công hội bí mật ở Sài Gòn (1920); bãi công của công nhân Ba Son (1925), đánh dấu bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Vai trò, vị trí của phong trào công nhân: ...tên gọi, địa bàn hoạt động, cơ quan ngôn luận). -> chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản, là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập ĐCSVN.
- ĐCSVN ra đời:
+ Hoàn cảnh lịch sử: 3 tổ chức CS hoạt động riêng rẽ -> yêu cầu hợp nhất + vai trò NAQ.
+ Nội dung Hội nghị hợp nhất: thống nhất thành lập 1 đảng; thông qua CLCT đầu tiên của Đảng do NAQ soạn thảo.
+ Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: về đường lối chiến lược của cách mạng VN, về nhiệm vụ CMTSDQ, về lực lượng cách mạng, về lãnh đạo cách mạng. Nhận xét: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
- Ý nghĩa sự ra đời của Đảng: 
+ Đối với phong trào công nhân VN: chứng tỏ giai cấp công nhân VN đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng; phong trào công nhân từ đây hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
+ Đối với cách mạng VN: là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN. Từ đây, cách mạng VN được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng. Cách mạng VN thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có ý nghĩa quyết định cho những bước phát triển tiếp theo của lịch sử dân tộc VN. Đó là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng VN.
II. WEBSITE THAM KHẢO
https://www.youtube.com/watch?v=ILUnRJ0i30I (Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1930 - Lịch sử 12- Cô giáo Lê Thu)
III. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (30 câu trắc nghiệm khách quan)
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT (12 câu)
Câu 1: Nội dung khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực tài chính là
A. Ngân hàng Đông Dương phát hành tiền và cho vay lãi.
B. mở mang các ngành công nghiệp dệt, muối, xay xát...
C. đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
D. mở rộng diện tích đồn điền cao su, thành lập các công ti cao su.
Câ...ến hành khủng bố sau vụ ám sát Badanh.
D. cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại.
Câu 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và
A. phong trào yêu nước Việt Nam.	B. phong trào nông dân Việt Nam.
C. phong trào “Vô sản hóa”.	D. phong trào tiểu tư sản Việt Nam.
Câu 8: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), gặp gỡ, giác ngộ một số thanh niên yêu nước trong tổ chức
A. Hội Phục Việt.	B. Cộng sản đoàn.	C. Hội Hưng Nam.	D. Tâm tâm xã.
Câu 9: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam sau khi
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.	B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
C. phong trào Cần vương chấm dứt.	D. hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
Câu 10: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam dẫn đến sự ra đời của
A. giai cấp công nhân.	B. tầng lớp tư sản.	C. giai cấp tư sản.	D. giai cấp địa chủ.
Câu 11: Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?
A. tư sản dân tộc.	B. tiểu tư sản.	C. địa chủ.	D. nông dân.
Câu 12: Tổ chức nào dưới đây ra đời vào tháng 9/1929 ở Việt Nam?
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.	B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. An Nam Cộng sản đảng.	D. Tân Việt cách mạng đảng.
MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (12 câu)
Câu 13: Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là
A. tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân lao động thuộc địa.
B. bù đắp thiệt hại chiến tranh và củng cố địa vị kinh tế.
C. tăng cường đầu tư vốn vào các ngành kinh tế Việt Nam.
D. tạo nên sự phân hóa sâu sắc trong xã hội Việt Nam.
Câu 14: Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến kinh tế Việt Nam là 
A. vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp.
B. nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển tự chủ, độc lập.
C. có chuyển biến ít nhiều, song vẫn lệ thuộc vào Pháp.
D. kinh tế được mở rộng và phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Câu 15: Mâ

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_lich.doc