Nội dung học trực tuyến môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm (1930-1935)

1.Kiến thức :

-Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh, học sinh hiểu được tạ sao Xô viết Nghệ-Tĩnh là nhà nước kiểu mới.

-Quá trình phục hồi lực lượng cách mạng(1931-1935). Hiểu và giải thích các khái niệm “khủng hoảng kinh tế”, “Xô Viết Nghệ-Tĩnh”.

-Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.

-Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

+Phong tro cch mạng 1930-1931 v Xơ viết Nghệ - Tĩnh.

docx 3 trang cogiang 17/04/2023 2680
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung học trực tuyến môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm (1930-1935)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung học trực tuyến môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm (1930-1935)

Nội dung học trực tuyến môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm (1930-1935)
hong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ-Tĩnh.
+ Nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh 1930 -1931 ?
+ Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra như thế nào ?
+ Em có nhận xét gì về phong trào công nhân, nông dân trong giai đoạn này ?
+ Trình bày diễn biến phong trào đấu tranh ở Nghệ-Tĩnh ?
* Cho biết hình thức đấu tranh của phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh ?
* Tại sao nói “Xô Viết Nghệ-Tĩnh là chính quyền kiểu mới” ?
+ Trước sự lớn mạnh của phong trào thực dân Pháp đã làm gì ?
+ Ý nghĩa lịch sử của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ?
Gợi ý nội dung chính của bài học:
1/ Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) ảnh hướng tới phong trào cách mạng nước ta như thế nào?
-Kinh tế: Nông nghiệp và công nhiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
-Xã hội: Công nhân không có việc làm, thất nghiệp, lương giảm. Nông dân bị mất hết ruộng đất bần cùng hoá. Tiểu tư sản bị điêu đứng.Viên chức bị sa thải. Học sinh ra trường không có việc làm. Đa phần tư sản dân tộc phải đóng cửa hiệu.
-Điều kiện tự nhiên: Hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra.
-Thực dân Pháp : Tăng sưu thuế, đẩy mạnh khủng bố và đàn áp.
-Dân tộc Việt Nam mâu thuẫn với thực dân Pháp gay gắt.
-Tác động của cuộc khủng hoảng KT thế giới(1929-1933), đời sống của quần chúng khổ cực. Đảng ra đời kịp thời lãnh đạo.
-Phong trào công nhân :
+Tháng 2/1930 : 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công.
+Tháng 04/1930 : 4000 công nhân dệt Nam Định, hơn 400 công nhân nhà máy diêm, cưa Bến Thuỷ bãi công.
+Công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè, cao su Dầu Tiếng bãi công.
-Phong trào nông dân :
+Nông dân Thái Bình, Hà Nam, Nghệ Tĩnh đòi giảm sưu thuế, chia lại ruộng công trong đó phong trào đã xuất hiện truyền đơn, cờ đỏ búa liềm.
-Phong trào lan rộng khắp cả nước.
-Nghệ Tĩnh là địa phương phng trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ nhất cả nước ngay từ tháng 9/1930 phong trào công nông đã phát triển đến đỉnh cao, đấu tranh đòi quyền lợi...
=> Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_hoc_truc_tuyen_mon_lich_su_lop_7_bai_19_phong_trao.docx