Giáo án môn Tin học Lớp 9 - Tiết 46: Tạo các hiệu ứng động (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Giúp học sinh:

- Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.

- Biết tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu.

- Biết sử dụng các hiệu ứng một cách hợp lý.

2.Kỹ năng

- Nắm được các bước để tạo các hiệu ứng động.

3.Thái độ

- Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh.

- Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: chuyên môn, hợp tác, giao tiếp, gợi nhớ, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: Bảng

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án.

2.Chuẩn bị của học sinh

Các kiến thức liên quan đến bài học.

doc 2 trang Phi Hiệp 26/03/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 9 - Tiết 46: Tạo các hiệu ứng động (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Tin học Lớp 9 - Tiết 46: Tạo các hiệu ứng động (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019

Giáo án môn Tin học Lớp 9 - Tiết 46: Tạo các hiệu ứng động (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019
 PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
	- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Ổn định lớp (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Câu hỏi: Nêu các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu ?
Trả lời :B1: Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng. (3 điểm)
B2: Nháy vào bảng chọn Slide Show và nháy Slide Transition. 	(4 điểm)
B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong ngăn xuất hiện ở bên phải cửa sổ. (3 điểm)
3.Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp hs có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: 
- Sản phẩm: Định hướng nội dung bài học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu các thao tác tạo hiệu ứng động cho các trang chiếu, cũng như các đối tượng trên trang chiếu. Tuy nhiên, sử dụng hiệu ứng nhiều quá có gây trở ngại gì không? Chúng ta cần phải lưu ý điều gì khi tạo bài trình chiếu? Đó là những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

- Chú ý

4.Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng các hiệu ứng động (15 phút)
- Mục tiêu: Biết cách sử dụng hiệu ứng động hợp lý
	- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.
- Phương tiện: Bảng.
- Sản phẩm: Sử dụng hiệu ứng động hợp lý
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi mới bắt đầu làm quen với phần mềm trình chiếu, nhiều người đặc biệt là các em thường rất thích thú và sử dụng quá nhiều hiệu ứng động khi đó làm cho người nghe chỉ chú ý và ghi nhớ các hiệu ứng đó mà quên đi nội dung chính. Thậm chí nó có thể làm cho người nghe trở nên mệt mỏi.

- Nghe và ghi nhớ.
- Ghi nội dung bài học.
3. Sử dụng các hiệu ứng động
Lạm dụng quá nhiều các hiệu ứng động có thể không giúp đạt mục đích chính mà thậm chí còn có tác dụng ngược lại. Do đó, sử dụng hiệu ứng một cách hợp lý là một điều quan trọng.
Hoạt...kiến thức.
4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu
* Để bài trình chiếu hấp dẫn:
- Trước hết, xây dựng dàn ý bài trình chiếu, chọn nội dung văn bản, hình ảnh và các đối tượng khác hợp lý.
- Nội dung của mỗi trang chỉ tập trung vào một ý chính.
- Nội dung văn bản càng ngắn gọn càng tốt.
- Màu nền và định dạng văn bản kể cả vị trí các khung văn bản nên thống nhất.
* Khi tạo nội dung các trang chiếu cần tránh:
- Các lỗi chính tả.
- Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ.
- Quá nhiều nội dung trên một trang chiếu.
- Màu nền và chữ khó phân biệt.

5.Luyện tập, củng cố (2 phút)
- Qua bài này các em cần nắm được những thao tác chuyển trang, tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu.
- Nắm được tác hại của việc sử dụng quá nhiều hiệu ứng động.
- Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
- Các em về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau:
+ Em áp dụng các hiệu ứng động có sẵn cho các đối tượng trên trang chiếu bằng lệnh nào?
+ Hãy nêu một số điểm cần tránh khi tạo nội dung cho bài trình chiếu.
6.Vận dụng, mở rộng
V.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
	- Xem trước nội dung bài thực hành Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động.
	- Chuẩn bị một số tệp ảnh về các loài hoa.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tin_hoc_lop_9_tiet_46_tao_cac_hieu_ung_dong_tiep.doc