Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Tiết 5+6, Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal (Tiết 1+2) - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

+ Bước đầu làm quen với môi trường lập trình Free Pascal.

+ Nhận biết được một số thành phần chính của ngôn ngữ lập trình pascal.

2.Kĩ năng

+ Hiểu được cấu trúc chung của một chương trình.

+ Phân biệt được các thành phần trong ngôn ngữ lập trình.

+ Soạn thảo được chương trình Pascal cơ bản

3.Thái độ

+ Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.

4, Xác định nội dung của bài

- Khởi động và thoát khỏi Free Pascal

5.Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực chung: Tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: Bảng, phòng máy

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Các kiến thức liên quan đến bài học.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

doc 6 trang Phi Hiệp 25/03/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Tiết 5+6, Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal (Tiết 1+2) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Tiết 5+6, Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal (Tiết 1+2) - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Tiết 5+6, Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal (Tiết 1+2) - Năm học 2020-2021
 TẬP:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)
*CH1: Nêu khái niệm từ khóa, tên trong chương trình?
- Từ khoá là những từ dành riêng do ngôn ngữ lập trình quy định mục đích sử dụng.
+ Program :dùng để khai báo tên CT.
+ Uses :khai báo thư viện.
+ Từ khoá begin và end để khai báo điểm bắt đầu và điểm kết thúc chương trình.
- Tên: do người LT đặt ra phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ LT cũng như của chương trình dịch. 
Quy tắc đặt tên trong chương trình
- Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
- Tên không được trùng với các từ khoá.
- Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không chứa dấu cách.
trình dịch.
CH2: Hãy cho biết các thành phần chính trong cấu trúc chung của một c/trình.
Cấu trúc chung của một CT bao gồm:
	+ Phần khai báo thường gồm các lệnh dùng để:
	Khai báo tên CT;
	Khai báo thư viện và một số khai báo khác.
+ Phần thân CT gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện và là phần bắt buộc.
2.KHỞI ĐỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: Biết về chương trình
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Hiểu về chương trình
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về chương trình
- Hôm nay để biết rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu BTH1: Làm quen với Turbo Pascal
- Chú ý lắng nghe

HOẠT ĐỘNG 1: Bài 1: Làm quen với việc khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal Nhận biết các thành phần trên màn hình làm việc của Turbo Pascal (15 phút)
- Mục tiêu:
+ Bước đầu làm quen với môi trường lập trình Turbo pascal.
	+ Nhận biết được một số thành phần chính của ngôn ngữ lập trình pascal.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
+ Phân nhóm Hs thực hành.
+ Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
+ Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Làm quen với môi trường lập trình Turbo pascal đơn giản.
Hoạt động gi... hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Soạn thảo được chương trình Pascal cơ bản
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Chia nhóm 2-3 em một máy
- Yêu cầu học sinh gõ nội dung phần a SGK.
- Theo dõi và hướng dẫn trên các máy.
GVv  : dịch và chạy chương trình trên máy chủ.
HS: - Gõ chương trình phần a trong SGK.

Bài 2: Soạn thảo, lưu, dịch và chạy một chương trình đơn giản.
Program CT_Dau_tien;
Uses crt;
Begin
	clrscr;
	writeln('Chao cac ban');
	write('Toi la Turbo Pascal');
End.
- Nhấn F2( File-> Save), gõ tên, nháy OK.
- Nhấn tổ hợp phím Alt+F9 để dịch chương trình
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để chạy chương trình.
- Sau đó nhấn Alt+F5 để quan sát kết quả.

4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ ( 3 phút)
- Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: trả lời được nội dung của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức.
- Đánh giá nhận xét tiết thực hành.
Câu hỏi 1: Môi trường lập trình của Pascal gồm
A) Turbo Pascal
B) Free Pascal
C) Cả 2 đáp án
Câu hỏi 2: Khi gõ từ khóa vào màn hình Pascal thì từ khóa có màu gì?
a) Xanh	b) Đen	c) Vàng	d) Trắng
- Chú ý lắng nghe
- Đáp án C
- Đáp án D

5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
- Xem tiếp nội dung bài tập 3,4 trong bài thực hành 1.
Tuần: 3	Tiết: 6	
Ngày soạn: 15/09/2020	Ngày dạy: 22/09/2020
Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI TURBO PASCAL (tiết 2)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
	+ Nhận biết một số lỗi trong lập trình Pascal.
2.Kĩ năng
+ Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả.
+ Viết chương trình Pascal đơn giản
3.Thái độ
	+ Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
4, Xác định nội dung của bài
 - Viết, chỉnh sửa CT đơn giản Free Pascal
5.Định ...Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
+ Phân nhóm Hs thực hành.
+ Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
+ Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Dịch, sửa lỗi và chạy được chương trình
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS sau khi dịch chương trình nếu có thông báo lỗi thì tiến hành sửa lỗi sau đó mới chạy chương trình.
- GV xoá vài kí tự trên dòng lệnh bất kỳ sau đó dịch chương trình và giới thiệu một số lỗi thường gặp đó.

- Tiến hành sửa lỗi nếu có
- Chú ý lắng nghe
3.Chỉnh sửa chương trình và nhận biết một số lỗi
Hộp thoại để lưu chương trình
Màn hình hiện kết quả của chương trình dịch
Màn hình kết quả chạy chương trình
HOẠT ĐỘNG 2: Bài 4: Chỉnh sửa chương trình để in ra lời chào và tên của em
 (20 phút)
- Mục tiêu:
+ Viết chương trình Pascal đơn giản
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: + Phân nhóm Hs thực hành.
+ Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Viết chương trình, dịch, sửa lỗi và chạy được chương trình
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Yêu cầu hs viết một chương trình Pascal giới thiệu về bản thân
- Dịch chương trình sửa lỗi (nếu có) và chạy chương trình
- Thực hiện viết chương trình
- Thực hiện theo yêu cầu
Mỗi bạn viết chương trình Pascal để in ra màn hình dòng chữ giới thiệu về chính bản thân mình.
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ ( 3 phút)
- Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Các nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: trả lời được nội dung của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức.
- Đánh giá nhận xét tiết thực hành.
* Nội dung
- Trong Pascal không phân biệt chữ hoa và chữ thường
- Dấu chấm phẩy (;) được

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tin_hoc_lop_8_tiet_56_bai_thuc_hanh_1_lam_quen_v.doc