Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV 5512 - Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Kể tên các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng.
- Phân tích được tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Nhận xét và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng và các trung tâm kinh tế lớn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Bản đồ kinh tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV 5512 - Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo)
í: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế. - Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng và các trung tâm kinh tế lớn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV Bản đồ kinh tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết kiến thức từ thực tế liệt kê các địa điểm du lịch của vùng. c) Sản phẩm: HS liệt kê các địa danh du lịch của Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Mỹ khê, Ngũ Hành Sơn, Lý Sơn, Bà Nà, Di tích Mỹ Sơn, Bán Đảo Sơn Trà, Vịnh Vân Phong, Tp. Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, Tháp chàm d) Cách thực hiện: Bước 1: GV chia lớp ra làm 2 nhóm. Trong vòng 1p nhóm nào kể tên được nhiều địa điểm du lịch ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ chiến thắng. Bước 2: Các nhóm tham gia trò chơi. Bước 3: GV tổng kết và dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế (25 phút) a) Mục đích: - Biết đặc điểm phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. - Phân tích các thế mạnh trong phát triển du lịch của Duyên hải Nam Trung Bộ. b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ kinh tế của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ để trả lời các câu hỏi nhóm. Nội dung chính IV. T́ình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp - Chăn nuôi gia súc lớn chủ yếu là chăn nuôi bò đàn - Thuỷ sản chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản cả nước. ¨ Là thế mạnh của vùng . + Khó khăn: Quỹ đất nông nghiệp hạn chế , sản lượng lương thực bình quân đầu người...u vũng vịnh thuận lợi cho việc nuôi trồng, thiết lập các cảng cá thông ra biển Đông rộng lớn. + Do bò thích hợp với khí hậu nóng và khô ráo ở đây. + Nhóm 2, 5 tìm hiểu về công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ. - Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ qua các năm trên và so với cả nước: Sản xuất công nghiệp phát triển khá nhanh nhưng tỉ trọng còn nhỏ so với cả nước. - Cơ cấu các ngành công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng. Chủ yếu là cơ khí, chế biến LT-TP, SX hàng tiêu dùng + Nhóm 3, 6 tìm hiểu về dịch vụ của Duyên hải Nam Trung Bộ. - Dịch vụ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những hoạt động: Giao thông vận tải và du lịch. - Kể tên các cảng biển lớn và các bãi biển đẹp: HS dựa vào lược đồ để xác định. - Du lịch là thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng này: do có bãi biển đẹp, có nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV chia lớp ra làm 6 nhóm, cho HS quan sát Lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và đưa ra nhiệm vụ: + Nhóm 1, 4 tìm hiểu về nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ. Một số sản phẩm nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ qua các năm Năm Tiêu chí 1995 2000 2005 2010 2017 Đàn bò (nghìn con) 1026,0 1132,6 1293,3 1322,9 1268,9 Thuỷ sản (nghìn tấn) 339,4 462,9 623,9 748,1 1077,4 - Nêu những khó khăn trong hoạt động nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ. - Giải thích tại sao Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh phát triển ngư nghiệp và chăn nuôi bò. + Nhóm 2, 5 tìm hiểu về công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước qua các năm (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm Vùng 2005 2010 2011 2012 2013 Cả nước 988,5 2963,5 3695,1 4506,8 5469,1 Duyên hải Nam Trung Bộ 45,9 208,0 263,4 330,0 424,7 - Nhận xét về sự tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ qua các n...ền Trung. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền trung: - Các trung tâm kinh tế lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi. ● Các trung tâm kinh tế của vùng: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. ● Các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm: HS xác định trên lược đồ. ● Nêu tên và xác định vị trí của các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. ● Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền trung: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng có vai trò thúc đẩy chuyển dịch kinh tế của vùng Tây Nguyên, DHNTB, Bắc Trung Bộ. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: ● Xác định trên lược đồ các trung tâm kinh tế của vùng ? ● Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm ? ● Nêu tên và xác định vị trí của các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. ● Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bước 2: Học sinh tìm hiểu thông tin trên sách giáo khoa, lược đồ, tập bản đồ/Atlat. Trao đổi với bạn bên cạnh. Bước 3: Giáo viên mời học sinh lên bảng xác định vị trí các trung tâm trên lược đồ, kể tên một số ngành nổi bật và chốt kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án và GV giải thích thêm d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời câu hỏi sau: Qua tìm hiểu thực tế hãy lấy ví dụ chứng minh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã và đang tác động tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, DHNTB, Bắc Trung Bộ. Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện c
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_bai_26_vung_duyen_hai_nam_trung_bo_tiep.docx