Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV 5512 - Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ASEAN

- Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích số liệu, tư liệu, ảnh để biết sự phát triển và hoạt động, những thành tựu của sự hợp tác trong kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước khu vực Đông Nam Á.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích lược đồ các nước Đông Nam Á thành viên khi gia nhập Asean.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thuận lợi và khó khăn đối với VN khi gia nhập hiệp hội các nước ASEAN.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng tình hữu nghị hòa bình trong khu vực.

- Chăm chỉ: Biết được sự thành lập và phát triển của Asean.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ các nước Đông Nam Á

- Tư liệu và tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của các nước khu vực ĐNA.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

docx 6 trang Phi Hiệp 25/03/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV 5512 - Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV 5512 - Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV 5512 - Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Á thành viên khi gia nhập Asean.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thuận lợi và khó khăn đối với VN khi gia nhập hiệp hội các nước ASEAN.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng tình hữu nghị hòa bình trong khu vực.
- Chăm chỉ: Biết được sự thành lập và phát triển của Asean.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ các nước Đông Nam Á
- Tư liệu và tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của các nước khu vực ĐNA.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ASEAN. Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS quan sát ảnh và dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm:
HS nêu được những đặc điểm chính của Asean theo hiểu biết của mình
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát hình dưới đây, em biết gì về logo này?
Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.
Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án
Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (10 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được quá trình thành lập, mục tiêu và nguyên tắc hoạt đông của các nước ASEAN. Giải thích nguyên nhân tổ chức này ra đời.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ các nước thành viên Asean để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
* Thời gian thành lập: 8- 8- 1967 (In-đo nê xi a, Ma-lai xi a, Phi lip pin, Thái Lan, Xin ga po)
- VN gia nhập hiệp hội vào 1995
- Hiện nay: có 10 nước thành viên
* Mục tiêu của hiệp hội:
 + 25 năm đầu: Hợp tác quân sự.
 + Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20: Giữ vững hòa bình an ni...tắc?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội (18 phút)
a) Mục đích:
Trình bày được những điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển. Nêu được các biểu hiện của sự hợp tác để phát triển kinh tế.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Hợp tác để phát triển kinh tế- xã hội.
* Biểu hiện của sự hợp tác:
- Xây dựng tam giác tăng trưởng kinh tế.
- Nước phát triển giúp đỡ nước chưa phát triển về đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ đông sang tây.
- Phối hợp khai thác, bảo vệ sông Mê Công
* Khó khăn:
- Cuối những năm 90 một số nước khủng hoảng kinh tế
- Xung đột tôn giáo.
- Thiên tai.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung thảo luận nhóm
* Nhóm 1, 4: Các điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển trong ASEAN: Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào giá rẽ, thị trường tiêu thụ lớn, giao thộng thuận lợi, có nhiều nét tương đồng.
* Nhóm 2, 5: Biểu hiện của sự hợp tác để phát triển kinh tế:
+ Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.
+ Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
+ Xây dựng các tuyến đường giao thông.
+ Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
* Nhóm 3, 6: Các khó khăn của ASEAN trong quá trình hợp tác kinh tế - xã hội: khủng hoảng kinh tế, bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán,
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát  , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:
* Nhóm 1, 4: Các điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển trong ASEAN.
* Nhóm 2, 5: Biểu hiện của sự hợp tác để phát triển k...rưởng buôn bán cao
+ Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước cao.
+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính, kinh tế phát triển.
+ Về lĩnh vực văn hóa xã hội và du lịch phát triển.
- Những khó khăn thử thách cần phải vượt qua: Thách thức về ngôn ngữ, thể chế chính trị, chênh lệch về KT, về mẫu mã và chất lượng các mặt hàng, ...
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với kiến thức thực tế trả lời các câu hỏi:
- Những lợi ích của Việt Nam khi tham gia Hiệp hội ASEAN?
- Những khó khăn thử thách cần phải vượt qua?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS ( có thể hoạt động cặp đôi)
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.
Câu 1: B ; Câu 2: A ; Câu 3: C ; Câu 4: C ; Câu 5: D ; Câu 6: C ; Câu 7: A
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:
Câu 1: Đông Nam Á là cầu nối giữa
A. Châu Á – Châu Âu	B. Châu Á – Châu Đại Dương 	
C. Châu Á – Châu Phi 	D. Châu Á – Châu Mỹ.
Câu 2: Quốc gia nào ở Đông Nam Á vừa có lãnh thổ ở bán đảo vừa ở đảo?
A. Thái Lan	B. Ma-lai-xi-a C. In-đô-nê-xi-a	 D. Lào.
Câu 3: Quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở Đông Nam Á là
A. Bru-nây	B. Đông Ti-mo C. Xin-ga-po	D. Cam-pu-chia.
Câu 4: Khu vực Đông Nam Á hiện có bao nhiêu quốc gia?
A. 9	 B.10	 C.11	 D.12
Câu 5: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN ) thành lập vào:
A. 02 – 08 – 1964 	B. 04 – 08 – 1965 
C. 06 – 08 – 1966 	 	D. 08 – 08 – 1967 
Câu 6: Đến năm 1999, nước nào chưa gia nhập Hiệp hội?
A. Bru-nây	B. Mi-an-ma C. Đông-ti-mo	D. Cam-pu-chia.
Câu 7: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm:
A. 1995	B. 1996	C. 1997	D.1998.
B

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_bai_17_hiep_hoi_cac_nuoc_dong_nam_a_ase.docx