Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV 5512 - Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bài được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ.
- Phân tích đặc điểm ba khu vực của địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu ở Bắc Mĩ.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ Thế giới về vị trí địa lí của khu vực Bắc Mĩ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế của Bắc Mĩ.
+ Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Đông - Tây của Bắc Mĩ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên và lược đồ khí hậu Bắc Mĩ.
- Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang qua Hoa Kì theo vĩ tuyến 400B.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV 5512 - Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế của Bắc Mĩ. + Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Đông - Tây của Bắc Mĩ. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ tự nhiên và lược đồ khí hậu Bắc Mĩ. - Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang qua Hoa Kì theo vĩ tuyến 400B. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Hs trả lời được các câu hỏi của giáo viên, + Hoa Kì, Mê-hi-cô, Ca-na-đa + Đại Tây Dương, Thái Bình Dương + Dãy Cooc-đi-e và Dãy An-đet + Eo đất Trung Mỹ d) Cách thực hiện: Bước 1: Quan sát lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ và trả lời nhanh: - Bắc Mỹ có các quốc gia nào? - Bắc Mĩ nằm giữa 2 đại dương nào - Tên dãy núi phía Tây là gì? - Tên eo đất phía nam là gì? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các khu vực địa hình (20 phút) a) Mục đích: - Trình bài được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ. - Phân tích đặc điểm ba khu vực của địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 113, 114 kết hợp quan sát hình 36.2 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nội dung chính Vị trí địa lí: Từ vòng cực bắc đến vĩ tuyến 150B. 1. Các khu vực địa hình : Địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến . a. Phía Tây là hệ thống Coócđie. - Cao, đồ sộ, hiểm trở, dài 9000km, cao trung bình 3000 - 4000m . - Các dãy núi chạy song song theo hướng Bắc – Nam, xen các cao nguyên, sơn nguyên. - Nhiều khoáng ...hiên cứu SGK. Gv tổ chức cho học sinh thành các nhóm, chuẩn bị trước phiếu học tập cho học sinh. Chọn ý đúng cho mỗi khu vực địa hình. 1. Phía tây 7. Ở giữa 2. Hướng TB – ĐN và B – N 8. Hướng B - N 3. Có nhiều than, sắt 9. Nhiều sông dài và hồ lớn 4. Phía Đông 10. Hướng ĐB - TN 5. Nhiều vàng và đồng 11. Chủ yếu là núi thấp 6. Cao, đồ sộ, hiểm trở 12. Hình lòng máng Hệ thống Coócđie Đồng bằng trung tâm Miền núi già Apalát và sơn nguyên. Vị trí Đặc điểm Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân hóa khí hậu (15 phút) a) Mục đích: - Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu ở Bắc Mĩ. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 114, 115 kết hợp quan sát hình 36.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nội dung chính 2. Sự phân hoá khí hậu. a. Phân hoá theo chiều Bắc - Nam. Trãi dài từ vùng cực Bắc đến 150B: có khí hậu Ôn Đới, Nhiệt Đới, Hàn Đới. b. Phân hoá theo chiều Đông sang Tây. - Đặc biệt là phần phía Tây và Đông kinh tuyến 1000T của Hoa Kì. + Phía Đông chịu ảnh hưởng nhiều của biển, mưa khá. + Phía Tây ít chịu ảnh hưởng của biển, mưa rất ít. c. Phân hóa theo chiều từ thấp lên cao. - Thể hiện ở vùng núi Coócđie. + Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tùy thuộc vị trí. + Trên cao thời tiết lạnh dần. Nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh viễn. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. - Ngoài sự phân hóa trên còn có sự phân hóa nào khác? Thể hiện rõ nét ở đâu? HS: Chân núi có khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt lên cao có băng tuyết. - Nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở Bắc Mĩ? HS: Địa hình Bắc Mĩ đơn giản nhưng khí hậu đa dạng. Sự phân hóa địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam chi phối sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mĩ. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Dựa vào lược đồ cho biết ở Bắc Mĩ có những kiểu khí hậu nào ? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớ...c sinh chơi trò chơi “ô chữ” Câu 1: Sơn nguyên lớn nhất ở Bắc Mĩ. Câu 2: Khoáng sản kim loại có nhiều ở miền núi già A-pa-lat. Câu 3: Hệ thống núi cao đồ sộ được mệnh danh là hàng rào khí hậu của Bắc Mĩ. Câu 4: Miền địa hình ở Bắc Mĩ có cấu tạo dạng lòng máng lớn. Câu 5: Thiên nhiên Bắc Mĩ chủ yếu phân hóa theo hướng này. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để vẽ được sơ đồ tư duy bài học. c) Sản phẩm: - Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy bài học d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Vẽ sơ đồ tư duy bài học. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_bai_36_thien_nhien_bac_mi.docx