Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV 5512 - Bài 26: Đất các nhân tố hình thành đất

Nội dung kiến thức:

- Trình bày được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất

- Biết được một số nhân tố hình thành đất

- Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất.

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích các hình ảnh, bản đồ để tìm hiểu đất và các nhân tố hình thành đất.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: cải tạo và sử dụng đất hợp lí.

2. Phẩm chất

-Trách nhiệm: bảo vệ môi trường đất.

- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh ảnh khác nhau về các loại đất trên thế giới.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

docx 4 trang Phi Hiệp 25/03/2024 1560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV 5512 - Bài 26: Đất các nhân tố hình thành đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV 5512 - Bài 26: Đất các nhân tố hình thành đất

Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV 5512 - Bài 26: Đất các nhân tố hình thành đất
o vệ môi trường đất.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh khác nhau về các loại đất trên thế giới.  
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Điều kiện quan trọng nhất để cây có thể sinh trưởng tốt là gì?
Đất được hình thành như thế nào?
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu lớp đất trên bề mặt các lục địa, thành phần và đặt điểm của thổ nhưỡng (15 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được khái niệm lớp đất.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 66 và đoạn văn bản sgk trang 77 kết hợp với hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính
1. Lớp đất trên bề mặt lục địa 
- Đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa.
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
a. Thành phần của đất
-Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng to nhỏ khác nhau
- Thành phần hữu cơ: chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu ở tầng trên cùng
- Nước
- Không khí
b. Đặc điểm của đất
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, không khí và các chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: em thường thấy đất có ở những đâu?
 - Quan sát hình vẽ, kết hợp với hiểu biết thực tế của bản thân, em hãy cho biết đất là gì? 
- Theo em, trong các tầng đất trên, tầng nào quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật? Vì sao?
Bước 2...ình bày sản phẩm trước lớp, nhóm khác nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 1. GV tổ chức trò chơi: 






Bước 2: HS động não suy nghĩ và trả lời câu hỏi của HS.
Bước 3. GV nhận xét , khen ngợi HS
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1. GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu:
- Tìm những giải pháp nhằm nâng cao độ phì cho đất. 
- Yêu cầu hs học bài ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK.
Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_26_dat_cac_nhan_to_hinh_thanh_dat.docx