Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Hàm Nghi

I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

1. Liên Xô.

a. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950).

           + Đất nước Xô viết bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1 710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc bị phá hủy.

           + Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi KH 5 năm lần thứ tư (1946-1950) trước thời hạn.

+ Công nghiệp tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

doc 24 trang cogiang 15/04/2023 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Hàm Nghi

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Hàm Nghi
phát triển KT với ưu tiên phát triển CN nặng, đẩy mạnh tiến bộ KH-KT, tăng cường sức mạnh QP.
	+ Kết quả:
	- SX CN bình quân hằng năm tăng 9,6%, là cường quốc CN thứ 2 TG (sau Mỹ);
	- Là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người (năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo; năm 1961, phóng tàu “Phương Đông” đưa con người lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất).
+ Về đối ngoại: chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
	2. Các nước Đông Âu.
	a. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu:
	+ Trong CTTG thứ hai, nhờ sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu đã tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít và đã giành được thắng lợi giải phóng đất nước, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân (Ba Lan tháng 7 - 1944, Tiệp Khắc 5 - 1945,...). 
	+ Riêng nước Đức bị chia cắt, với sự thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949), ở phía Tây và nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (10 - 1949), ở phía Đông lãnh thổ.
+ Từ năm 1945 - 1949, các nước Đông Âu hoàn thành nhiệm vụ của cuộc CM dân tộc dân chủ: xây dựng bộ máy chính quyền DCND, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân,...
	b. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX).
	+ Sau 20 năm xây dựng CNXH (1950-7970), với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi to lớn:
	- Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản;
	- Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức HTX;
	- Công nghiệp hóa, xây dựng CSVC-KT của CNXH.
	+ Nhờ đó, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công - nông nghiệp, bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.
	II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
	1. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
	a. Bối cảnh lịch sử:
	- Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973,...hủng hoảng:
	- Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị ngày càng gay gắt. 
	- Tới cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh cao, khởi đầu từ Ba Lan sau đó lan tới các nước khác. Các cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập, mà mũi nhọn đấu tranh nhằm vào đảng cộng sản cầm quyền....
	b. Hậu quả:
	- Qua các cuộc tổng tuyển cử, các phe đối lập thắng thế, giành được chính quyền còn các đảng cộng sản đều thất bại. Chính quyền mới ở các nước Đông Âu đều tuyên bố từ bỏ CNXH, thực hiện đa nguyên về chính trị và chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần sở hữu. Tên nước thay đổi, nói chung đều là các nước cộng hòa.
	- Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô chấm dứt sự tồn tại của hệ thống XHCN (ngày 28 - 6 - 1991, SEV ngừng hoạt động và ngày 1 - 7 - 1991, Tổ chức Vác-sa-va giải tán). Đây là những tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới và các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở các nước 
Chủ đề 2.
CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
	I. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
	1. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
	+ Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ Đông Nam Á với những thắng lợi trong các cuộc đấu tranh giành chính quyền và tuyên bố độc lập ở các nước như In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945) và Lào (12/10/1945).
	+ Phong trào tiếp tục lan sang các nước Nam Á, Bắc Phi, Mĩ La-tinh như ở Ấn Độ, Ai Cập và An-giê-ri,
	- 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập.
	- Ngày 1/1/1959, cuộc cách mạng nhân dân thắng lợi ở Cu Ba.
	+ Kết quả là tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản đã bị bị sụp đổ.
	2. Giai đoạn từ giữa những năm 1960 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.
	+ Nội dung chính của giai đoạn này là thắng lợi của phong trào đấu tranh lật đổ ách thống trị ...khủng bố,).
	+ Một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Ấn Độ.
	2. Trung Quốc.
	a Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:
	+ Ngày 01/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời. Kết thúc ách thống trị hơn 100 năm của ĐQ nước ngoài và hơn 1.000 năm của chế độ PK Trung Quốc.
	+ Đưa nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do.
	+ Hệ thống các nước XHCN được nối liền từ Âu sang Á.
	b. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 -1959).
	+ Khôi phục kinh tế, tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân,
	+ Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957). Nhờ đó, bộ mặt đất nước TQ thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện.
	c. Đất nước trong thời kỳ biến động (1959 - 1978).
	+ Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” (trong đó có phong trào “Đại nhảy vọt”) với ý đồ nhanh chóng xây dựng thành công CNXH. Nhưng kết quả không được như mong muốn.
	+ Cuộc “Đại cách mạng văn hóa” - thực chất là sự bất đồng về đường lối và tranh giành quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ.
	+ Đất nước TQ lâm vào tình trạng hỗn loạn cùng những thảm họa nghiêm trọng về kinh tế - xã hội.
	d. Công cuộc cải cách mở cửa (từ 1978 đến nay).
	+ Tháng 12/197, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
	+ Sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa, TQ đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới (tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng TB hằng năm 9,6%, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 15 lần, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt).
	+ Về đối ngoại, TQ đã cải thiện quan hệ với nhiều nước, thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999). Uy tín và vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế
	III. Các nước Đông Nam Á.
	1. Tình

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_9_truong_thcs_ham_nghi.doc