Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Hàm Nghi

1. Trình bày sự hình thành xã hội PK châu Âu ?              

           Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...

           Trên lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau; phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như: công tước, hầu tước... Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới:

           - Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.

           - Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.

           Từ những biến đổi trên đã dẫn tới sự ra đời của xã hội PK châu Âu.

doc 22 trang cogiang 15/04/2023 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Hàm Nghi

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Hàm Nghi
 - như một vương quốc thu nhỏ.
	Lãnh địa gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy... của lãnh chúa. Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa. 
	Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
	3. Em biết gì về các thành thị trung đại trong xã hội PK châu Âu ?
	Nguyên nhân ra đời của các thành thị trung đại là do :
	- Vào thời kì PK phân quyền: các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi, buôn bán, giao thương với bên ngoài. 
	- Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất.
	- Từ đấy hình thành các thị trấn rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị trung đại.
	Hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại :
	Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
	Hoạt động trên của các thành thị trung đại đã có vai trò thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội PK phát triển. 
	4. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành như thế nào ?
	Từ cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, do nhu cầu phát triển sản xuất cùng những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải như: la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu... đã thúc đẩy những cuộc phát kiến lớn về địa lí như: B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487) ; Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) ; C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492) ; Ph. Ma-gien-lăng đi vòng quanh trái đất (1519 - 1522).
	Các cuộc phát kiến địa lí đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho những quý tộc, thương nhân. Đó là quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy (tạo ra số vốn đầu tiên và những người lao động làm thuê). Tầng lớp này trở nên giàu có nhờ cướp bóc của cải, tài nguyên và buôn bán, trao đổi ở các nước thuộc địa....	Phong trào diễn ra với các nội dung: lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến ; đề cao những giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật. Có thể kể tên những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hóa tiêu biểu như : nhà thiên văn học Cô-péc-ních, nhà toán học và triết học xuất sắc R. Đê-các-tơ, họa sĩ Lê-ô-na đơ Vanh-xi, nhà soạn kịch U. Sếch-xpia... 
	Phong trào Văn hóa Phục hưng đã có ý nghĩa thức tỉnh và phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến bảo thủ, lạc hậu ; đồng thời mở đường cho sự phát triển văn hóa ở một tầm cao mới của châu Âu và nhân loại.
Chủ đề 2. XÃ HỘI PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG
	1. So sánh quá trình hình thành và phát triển của xã hội PK ở các nước phương Đông và phương Tây để rút ra những điểm khác biệt ?
	Xã hội PK phương Đông :
	- Hình thành sớm, vào thời kì trước CN (như Trung Quốc), phát triển chậm, mức độ tập quyền cao hơn so với xã hội PK phương Tây.
	- Quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài và sau này rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc trở thành thuộc địa của CNTB phương Tây.
	Xã hội PK phương Tây :
	- Ra đời muộn (thế kỉ V), nhưng phát triển nhanh.
	- Xuất hiện CNTB trong lòng chế độ PK.
	- Lúc đầu quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa, mãi đến thế kỉ XV khi các quốc gia PK thống nhất, quyền lực mới tập trung trong tay nhà vua.
	2. Trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ PK ?
	Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ PK là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
	Tư liệu sản xuất, ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô sản xuất.
	Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
	Riêng ở xã hội PK phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương n...ng một dịp đi hành quân dẹp loạn, đem quân trở ngược lại bắt được Dương Tam Kha, giáng Kha xuống bậc công.
	Ngô Xương Văn xưng vương và cho người đi rước anh về cùng làm vua. Không bao lâu Ngô Xương Ngập bệnh chết (954). Thế lực nhà Ngô ngày một suy yếu, khắp nơi loạn lạc. Trong một chuyến đi dẹp loạn (965), Xương Văn bị trúng tên chết. Kể từ đấy, nhà Ngô không còn là một thế lực trung tâm của đất nước nữa. Con của Xương Văn là Ngô Xương Xí trở thành một trong 12 sứ quân.
	Từ đó đất nước trải qua một thời kỳ nội chiến tranh quyền khốc liệt mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân. Sau nhờ Đinh Bộ Lĩnh (924-979) đánh thắng tất cả các sứ quân, đất nước mới thoát cảnh nội chiến.
	2. Nhà Đinh (968-980) - Đại Cồ Việt 
	Đinh Tiên Hoàng 968-979 ; Đinh Tuệ (Đinh Toàn) 980 
	Sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình).
	Đồng thời với gian đoạn này, ở Trung Hoa, nhà Tống làm chủ đất nước và tiêu diệt nước Nam Hán (970). Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang thông hiếu. Đến năm 972 nhà vua sai Đinh Liễn đem quà sang cống. Vua Tống bèn phong cho Đinh Tiên Hoàng làm An Nam Quận vương và Đinh Liễn làm Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ.
	Đinh Tiên Hoàng đặt ra những luật lệ hình phạt nặng nề như bỏ phạm nhân vào dầu hay cho hổ báo xé xác.
	Quân đội dưới thời Đinh Tiên Hoàng đã được tổ chức chặt chẽ, phân ra làm các đơn vị như sau: 
Đạo = 10 quân; Quân = 10 lữ ; Lữ = 10 tốt; Tốt = 10 ngũ ; Ngũ = 10 người. 
	Năm 979, nhân lúc Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn say rượu, nằm ở sân điện, một tên quan hầu là Đỗ Thích giết chết cả hai. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi.
	Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết chết, đình thần tìm bắt được Đỗ Thích và đem giết chết đi rồi tôn người con nhỏ là Đinh Tuệ (Đinh Toàn), mới sáu tuổi lên làm vua. Quyền bính ở cả trong tay Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn. Lê Hoàn lại có quan hệ chặt chẽ với người vợ góa của Đinh Tiên Hoàng là Dương Thái Hậu nên uy t

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_7_truong_thcs_ham_nghi.doc