Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 6 - Trường THCS Hàm Nghi

1. Lịch sử là gì?

           Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển. Vậy Lịch sử là gì?

           - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

           - Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.

           2. Mục đích học tập Lịch sử là gì?

           - Trước hết, học lịch sử để biết được gốc tích, cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, dân tộc mình. 

           - Từ hiểu biết ấy, chúng ta phải trân trọng và tự hào trước cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.

           - Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.

doc 11 trang cogiang 15/04/2023 5160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 6 - Trường THCS Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 6 - Trường THCS Hàm Nghi

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 6 - Trường THCS Hàm Nghi
t đã xuất hiện loài Vượn cổ có dáng hình người.
	- Khoảng 3 - 4 triệu năm về trước, loài Vượn cổ đã tiến hóa và xuất hiện Người tối cổ. Người tối cổ đã thoát khỏi thế giới động vật, con người hoàn toàn đi bằng hai chân, đôi tay đã trở nên khéo léo, có thể cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây...làm công cụ. Đặc biệt, Người tối cổ đã biết chế tạo ra những công cụ thô sơ (bằng đá) và phát minh ra lửa.
	- Khoảng 4 vạn năm về trước, Người tối cổ tiến hóa dần trong quá trình lao động trở thành Người tinh khôn. Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như con người ngày nay với thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển.
	Như vậy là lao động có vai trò sáng tạo ra con người và xã hội loài người. Thông qua các di cốt được tìm thấy ở khắp các châu lục: Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu,...Các nhà khảo cổ học đã tái hiện được lịch sử sự xuất hiện và tiến hóa của con người và xã hội loài người trên trái đất.
	2. Giữa Người tối cổ và Người tinh khôn có sự khác nhau như thế nào?
	- Ở Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao; cả cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước; thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1.100 cm3.
	- Ở Người tinh khôn: mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người; dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo; thể tích sọ não lớn hơn: 1.450 cm3.
	3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
	- Khoảng 4.000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt) cùng với thuật luyện kim đã giúp chế tạo ra các công cụ lao động.
	- Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích và năng suất trồng trọt...sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa..
	- Một số người chiếm hữu của cải dư thừa, trở nên giàu có... xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã.
Chủ đề 2. XÃ HỘI CỔ ĐẠI
	1. Các quốc gia cổ đại đã xuất hiện và phát triển như thế nào?
Nội dung
Ở phương Đông
Ở phương Tây
Thời gian
Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN....rong xã hội.
- Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quan lại và tăng lữ.
- Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc; thân phận không khác gì con vật.
+ 2 giai cấp chính
- Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, thuyền buôn, trang trại..., rất giàu và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ.
- Giai cấp nô lệ: với số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo.
Tổ chức
xã hội
+ Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu (vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là đại diện của thần thánh ở dưới trần gian).
+ Bộ máy hành chính từ TW đến địa phương: giúp việc cho vua, lo thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội (vẽ sơ đồ).
+ Tổ chức bộ máy nhà nước do giai cấp chủ nô bầu ra, làm việc theo thời hạn. Giai cấp thống trị là chủ nô, nắm giữ mọi quyền hành (tuy có dân chủ hơn so với xã hội cổ đại phương Đông).
+ Bộ máy hành chính phân ra theo các thành bang, có sự phân quyền hơn so với xã hội cổ đại phương Đông.
Những thành tựu văn hóa chính
+ Biết làm lịch và dùng lịch âm (1 năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày); biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời.
+ Sáng tạo chữ viết, gọi là chữ tượng hình (vẽ mô phỏng vật thật để nói lên suy nghĩ của con người); viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, thẻ tre và các tấm đất sét...
+ Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số Pi bằng 3,16.
+ Kiến trúc: xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà...
+ Biết làm lịch và dùng lịch dương, chính xác hơn: 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12 tháng.
+ Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c...gồm 26 chữ, gọi là hệ chữ cái La-tinh, đang được dùng phổ biến hiện nay.
+ Khoa học phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Một số nhà khoa học nổi tiếng như: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít (Toán học); Ác-s... chiếm phần lớn thời gian của lịch sử nhân loại, nó bắt buộc tất cả các dân tộc phải đi qua vì đó là thời thơ ấu của họ.
	Xã hội nguyên thủy là chế độ xã hội đầu tiên của lịch sử loài người. Trong xã hội đó, do việc kiếm sống chủ yếu là săn bắt, hái lượm, phụ thuộc vào thiên nhiên; mọi sản phẩm của cộng đồng được chia đều cho mọi người, không có sự phân biệt kẻ giàu, người nghèo và không có phân biệt giai cấp, áp bức bóc lột. Tổ chức xã hội còn hết sức sơ khai theo chế độ thị tộc, bộ lạc.
	c. Em hiểu như thế nào về các khái niệm: “chế độ thị tộc”, “thị tộc mẫu hệ” , “thị tộc phụ hệ”và “bộ lạc”?
	Trải qua hàng triệu năm phát triển, bầy người nguyên thủy tiến lên một cộng đồng mới cao hơn: Công xã thị tộc hay còn gọi là Chế độ thị tộc. 
	Chế độ thị tộc: là tổ chức của những người có cùng quan hệ lâu dài, cùng huyết thống đã họp thành một nhóm riêng cùng sống trong một hang động hay mái đá, hoặc trong một vùng nhất định nào đó.	
	Thị tộc mẫu hệ hay còn gọi là Thị tộc mẫu quyền: là chế độ của những người cùng huyết thống, hôn nhân đã tuân theo chế độ ngoại tộc hôn, qui định nam nữ trong thị tộc là ruột thịt, nên không được kết hôn với nhau. Nhưng là vì hôn nhân tập thể (quần hôn) làm cho con cái chỉ biết mặt mẹ nên theo họ mẹ. Tất cả tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ.
	Trong thị tộc mẫu hệ, kinh tế hái lượm vẫn là chủ yếu. Người nguyên thủy thời kỳ này cho rằng vạn vật đều có linh hồn.
 	Chế độ mẫu hệ là thời kỳ hưng thịnh nhất của xã hội nguyên thủy. Nó kéo dài khoảng 18.000 năm trong lịch sử, đến nay chế độ mẫu hệ vẫn còn nhiều tàn dư ở một số dân tộc trên thế giới.
 	Thị tộc phụ hệ hay còn gọi là Thị tộc phụ quyền: Ham muốn của người nguyên thủy cũng như con người về sau là làm thế nào để nâng cao năng suất lao động. Khoảng 4.000 năm trước công nguyên con người đã tìm ra đồng. Người nguyên thủy đã phát minh ra cung tên mà tầm quan trọng của nó được F. Ăng-ghen đánh giá như phát minh ra súng của thời cận đại. Các ngành nghề thủ công, chăn nuôi  cũng phát 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_6_truong_thcs_ham_nghi.doc