Đề cương ôn tập Chương 6+7 môn Sinh học Lớp 6

1. Phần sặc sỡ nhất của các loài hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có tên gọi là gì ?

A. Nhuỵ      B. Nhị

C. Tràng      D. Đài

2. Bao hoa gồm có hai thành phần, đó là

A. tràng và nhị.      B. đài và tràng.

C. nhị và nhuỵ.      D. đài và nhuỵ.

3. Tế bào sinh dục đực của cây lưỡng tính có ở đâu ?

A. Trong không bào của cánh hoa

B. Trong bao phấn của nhị

C. Trong noãn của nhuỵ

D. Trong đài hoa

docx 8 trang cogiang 17/04/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Chương 6+7 môn Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Chương 6+7 môn Sinh học Lớp 6

Đề cương ôn tập Chương 6+7 môn Sinh học Lớp 6
8. Nhị và nhuỵ không tồn tại đồng thời trong một bông hoa
A. bưởi. B. liễu.
C. ổi. D. táo tây.
9. Hoa lưỡng tính có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Chỉ có nhuỵ
B. Chỉ có nhị
C. Có đủ đài và tràng
D. Có đủ nhị và nhuỵ
10. Hoa cái là
A. hoa đơn tính chỉ có nhuỵ.
B. hoa đơn tính chỉ có nhị.
C. hoa lưỡng tính chỉ có nhị.
D. hoa lưỡng tính có đủ cả nhị và nhuỵ.
11. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có hoa mọc thành cụm ?
A. Bưởi, tra làm chiếu
B. Râm bụt, cau
C. Cúc, cải
D. Sen, cam
12. Hoa nào dưới đây có cách xếp trên cây khác với những loài hoa còn lại ?
A. Hoa súng
B. Hoa tra làm chiếu
C. Hoa khế
D. Hoa râm bụt
13. Hiện tượng hoa mọc thành cụm có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
A. Giúp hoa nương tựa vào nhau, hạn chế sự gãy rụng khi gió bão.
B. Giúp tăng hiệu quả thụ phấn nhờ việc di chuyển của côn trùng trên cụm hoa.
C. Giúp côn trùng dễ nhận ra, nhờ vậy mà tăng cơ hội thụ phấn cho hoa.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
14. Nhị hoa thường có màu gì ?
A. Màu xanh B. Màu đỏ
C. Màu vàng D. Màu tím
15. Hoa giao phấn bao gồm những đối tượng nào ?
A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc
B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc
C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín cùng lúc
D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín không cùng lúc
16. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm nào sau đây ?
A. Hạt phấn to, có gai.
B. Đầu nhuỵ có chất dính
C. Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ và toả ra mùi thơm, có đĩa mật
D. Tất cả các phương án đưa ra
17. Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ?
A. Đậu nhuỵ có chất dính
B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
C. Bao hoa thường tiêu giảm
D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ
18. Những cây có hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Toả ra mùi hương ngọt ngào, đặc biệt quyến rũ
C. Có màu trắng nổi bật để sâu bọ dễ nhận biết
D. Có đĩa mật để níu chân sâu bọ
19. Mỗi ho...
C. quả chứa hạt.
D. phôi chứa hợp tử.
28. Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là
A. phôi. B. hợp tử.
C. noãn. D. hạt.
29. Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành
A. chỉ nhị. B. bao phấn.
C. ống phấn. D. túi phôi.
30. Loại quả nào dưới đây đa phần không có hạt ?
A. Thanh long
B. Chuối
C. Hồng xiêm
D. Ớt chỉ thiên
 Chương 7: QUẢ VÀ HẠT
1. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ ?
A. Nho B. Cà chua
C. Chanh D. Xoài
2. Quả nào dưới đây là quả khô không nẻ ?
A. Chò
B. Lạc
C. Bồ kết
D. Tất cả các phương án đưa ra
3. Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra ?
A. Quả bông
B. Quả me
C. Quả đậu đen
D. Quả cải
4. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch.
B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng.
C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng.
D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng.
5. Quả thìa là được xếp vào nhóm nào dưới đây ?
A. Quả khô không nẻ
B. Quả khô nẻ
C. Quả mọng
D. Quả hạch
 (Các con cố gắng nhé)

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_chuong_67_mon_sinh_hoc_lop_6.docx