Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay

Mỗi nhà giáo phải luôn có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí của nghề sư phạm, trọng trách cao cả của mình trong xã hội. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống để mỗi nhà giáo thực sự là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho học sinh noi theo.

Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Trong nhà trường cần thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và được duy trì thành nề nếp, dựa trên các quy tắc chung nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi nhà giáo sao cho phù hợp với yêu cầu của nghề. Như vậy, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, động lực để nhà giáo phấn đấu hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình.

Trong thực tế có rất nhiều tấm gương các nhà giáo hết lòng yêu nghề. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và được rất nhiều thế hệ học trò và nhân dân kính trọng. Tuy nhiên, hiện nay có những giáo viên còn thiếu chuẩn mực, thiếu gương mẫu trong lời nói, việc làm, nản chí trước những học sinh thiếu ý thức học tập, học sinh chưa ngoan do không thường xuyên được bồi dưỡng nhận thức hoặc nâng cao trình độ dạy học. Để nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp được tôn vinh cần phải có những biện pháp, bên cạnh đó, nhà giáo phải luôn tự hoàn thiện mình, trung thực, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, bảo vệ sự trong sáng, giá trị cao quý của người thầy.

Mặt khác, đội ngũ nhà giáo phải không ngừng học tập và tự học để nâng cao trình độ nhận biết về mọi mặt, luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong nghiên cứu, kinh nghiệm giảng dạy, học các kỹ thuật dạy học, kỹ năng giao tiếp. Những thói quen cũ không còn phù hợp cần được thay đổi, không được bằng lòng hay thoả mãn với cái mà mình hiện có. Trong bất cứ thời kỳ nào, người thầy phải luôn có tâm hồn thanh cao, tấm lòng độ lượng hun đúc những thế hệ tương lai của dân tộc. Nơi nào có thầy giỏi thì nơi đó sẽ có trò giỏi.

Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia mà trọng trách được đặt trên vai nhà giáo. Để nâng cao phẩm chất đạo đức của mình, mỗi một thầy, cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh, mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình, sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có tinh thần trách nhiệm, biết giữ gìn danh dự nghề nghiệp.

doc 5 trang Phi Hiệp 23/03/2024 12001
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay
rọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”.
Hoạt động dạy học được tiến hành bằng nhiều phương thức, trong đó dùng nhân cách tác động nhân cách là cách làm của người thầy dùng để cảm hóa học trò. Do vậy, nhà giáo phải luôn nêu gương về đạo đức để những giá trị tốt đẹp của người thầy được hình thành nên nhân cách ở trò.
2. Mỗi nhà giáo phải luôn rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội.
Mỗi nhà giáo phải luôn có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí của nghề sư phạm, trọng trách cao cả của mình trong xã hội. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống để mỗi nhà giáo thực sự là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho học sinh noi theo.
Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Trong nhà trường cần thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và được duy trì thành nề nếp, dựa trên các quy tắc chung nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi nhà giáo sao cho phù hợp với yêu cầu của nghề. Như vậy, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, động lực để nhà giáo phấn đấu hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình.
Trong thực tế có rất nhiều tấm gương các nhà giáo hết lòng yêu nghề. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và được rất nhiều thế hệ học trò và nhân dân kính trọng. Tuy nhiên, hiện nay có những giáo viên còn thiếu chuẩn mực, thiếu gương mẫu trong lời nói, việc làm, nản chí trước những học sinh thiếu ý thức học tập, học sinh chưa ngoan do không thường xuyên được bồi dưỡng nhận thức hoặc nâng cao trình độ dạy học. Để nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp được tôn vinh cần phải có những biện pháp, bên cạnh đó, nhà giáo phải luôn tự hoàn thiện mình, trung thực, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, bảo vệ sự trong sáng, giá trị cao quý của người thầy.
Mặt khác, đội ngũ nhà giáo phải không ngừng học tập và tự học để nâng cao trình độ nhận biết về mọi mặt, luôn tìm tòi, sáng tạo và ...n động, tích lũy nguồn tri thức để tích hợp trong dạy học. Nhà giáo tiên phong trong tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cũng là thể hiện những đặc trưng của đội ngũ trí thức trong thời đại ngày nay.
3. Thực hiện đúng các quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo do Bộ GDĐT quy định.
Nhà giáo hiện nay phải gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực trong mọi công việc của nhà trường, đoàn thể giao phó, làm việc có chất lượng, có hiệu quả, đạt năng suất. Bản thân mỗi người thầy giáo phải xây dựng cho mình một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, thanh lịch. Lối sống mẫu mực mà mỗi người thầy thể hiện không chỉ bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà còn góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, hình thành tác phong công nghiệp của người lao động mới; đưa lối sống nhân văn thấm sâu vào từng học sinh, vào mỗi gia đình, góp phần tạo sự nhận thức và hành động trong mọi tầng lớp nhân dân để xây dựng và phát triển đất nước.
Gần đây, quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo. Qua đó mỗi nhà giáo cần có những nhận thức cao hơn về trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ như:
- Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo phải được xem là việc làm trọng tâm, thường xuyên có tính lâu dài không chỉ trong nhận thức, mà quan trọng hơn là mỗi nhà giáo phải tự xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao đạo đức của mình qua từng năm học.
- Thường xuyên cụ thể hóa việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Coi trọng v...ng phương pháp thích hợp tuỳ theo nội dung bài học và đối tượng học sinh. Trò muốn học tốt, ngoài việc chuyên cần học tập, phải được thầy hướng dẫn phương pháp học tập và định hướng các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hình thành nên những phẩm chất năng lực của người lao động mới trong xã hội hiện đại.
Nhiệm vụ đặt ra trong mỗi tiết để dạy tốt là mình phải làm gì? Để có nhiều tiết dạy tốt mình phải làm thế nào? Người giáo viên thực sự trở thành giáo viên giỏi khi có nhiều tiết dạy tốt.
Luôn tự rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện bản thân, học hỏi các tiết dạy của đồng nghiệp nhất là về ý tưởng và phương thức mới, đúc kết việc giảng dạy của mình qua các chuyên đề hoặc kinh nghiệm giảng dạy, tham gia sinh hoạt chuyên môn để nâng cao tay nghề và không ngừng tìm hiểu lý luận dạy học bổ sung vốn kiến thức sư phạm trong hoạt động giảng dạy.
Những năm gần đây,việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra cho người giáo viên nhiệm vụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Trước tình hình đó, nhà giáo phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tự trang bị cho mình thêm lý luận dạy học, đúc kết, hệ thống những đề tài kinh nghiệm phục vụ cho giảng dạy.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến tới hội nhập quốc tế, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo phải đi trước một bước nhằm chuẩn bị nhân tài, lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Trước những đòi hỏi đó, nhà giáo cần thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ kính yêu về nghề dạy học, từ đó vận dụng sáng tạo và tổ chức tốt việc giảng dạy, giáo dục học sinh.
Song song đó, ngành giáo dục cần đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên và đề ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như: thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới phương pháp giảng dạy; mở nhiều lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên ở các cấp học; các trường học thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ để đánh giá rút

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_xay_dung_phong_cach_cua.doc